Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Vâng lời dạy bảo tu hành báo đáp ơn Thầy [1]

Thượng Nhân lúc còn tại thế dạy rằng người tu hành điều căn bản nhất là phải học tập rèn luyện tinh thần nhẫn nại, phải nhịn khát, nhịn đói, nhẫn nóng, nhẫn lạnh, chịu đau, chịu mắng, nhẫn chịu nhục, vân vân …; phải nhẫn những điều mà người khác không thể nhẫn, ăn những món mà người ta chẳng thích ăn, làm những việc mà mọi người không thể làm, thì tương lai mới đặng thành tài.

04-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Nếu thực sự tu hành, thì thiên ma không thể nào nhập vào được

Hòa Thượng giảng “Năm Mươi Ngũ Ấm Ma” trong Kinh Lăng Nghiêm vào năm 1968 tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco. Năm 1988, tại Vô Ngôn Đường, Vạn Phật Thánh Thành, quý Thầy Cô cùng các vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di bắt đầu hiệu đính lại bản dịch (Anh ngữ) dưới sự chủ trì của Hòa Thượng; khi hiệu đính, Hòa Thượng có giảng giải thêm cho một số chỗ trong kinh văn, đồng thời trả lời những nghi vấn của đệ tử. Những đoạn giảng thêm và vấn đáp gồm có 42 đoạn, dài ngắn khác nhau, được kết tập lại dưới mục Notes hay Ghi Chú cho quyển “Ngũ Ấm Ma Thiển Thích”

04-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Thân Mang Bệnh Khổ Bởi Duyên Nào?

Tôi đến bất cứ địa phương nào, thường ngày vẫn gặp những người đau bệnh đến xin được cứu chữa. Mang bệnh là do nghiệp nặng từ kiếp quá khứ, nếu như không thế, đương sự tất không bị quái tật. Những người đến kiếm tôi, đều mang những chứng bệnh lạ, Tây y và Ðông y đều bó tay, không cách gì chữa hết. Ða số những người mang quái tật trong mình, là do trong kiếp quá khứ ham lợi dụng người mà không muốn bị thua thiệt;

04-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Giải Thích Sơ Lược Về Bài Tựa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Bộ Kinh Hoa Nghiêm này chính là kinh của Pháp Giới, cũng chính là kinh của Hư Không. Tận cõi hư không cùng khắp Pháp Giới, không một nơi nào chẳng phải là trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm. Mà trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm chính là trú xứ của Phật cũng chính là trú xứ của Pháp, cũng chính là trú xứ của Hiền Thánh Tăng, cho nên khi Phật mới thành Chánh Giác, liền nói bộ Kinh Hoa Nghiêm này giáo hóa tất cả Pháp thân Bồ Tát. Bộ Kinh Hoa Nghiêm này vì nó là bộ kinh mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, thế nên đem cất giữ nó trong cung rồng để Long Vương giữ gìn. Sau này do Bồ Tát Long Thọ đến long cung và trở về chép lại theo sự ghi nhớ của mình.

04-12-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Xa cách Hiền Thánh, tà kiến sâu

Than ôi! Mạt pháp, thời thế ác
Chúng sinh phước mỏng khó điều phục
Xa cách Hiền Thánh, tà kiến sâu
Ma mạnh, pháp yếu, nhiều ác tệ,
Nghe Như Lai truyền pháp đốn tu
Tiếc chẳng nghiền tan như ngói bể.
Than ôi! là lời bày tỏ qua tiếng thở dài tiếc nuối cho thời mạt pháp. Thời đại ác xấu có nghĩa là thời này có rất nhiều ma quỷ và sự đồi bại, rất nhiều loài quỷ quái đều xuất hiện khắp nơi.
04-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Đệ tử của Thượng Nhân Tuyên Hóa bái kiến Đại Lão Hòa Thượng Quảng Khâm

...đệ tử của Lão Pháp Sư Độ Luân ở Hoa-Kỳ, sang Chùa Thừa Thiên tham bái Lão Hòa Thượng, buổi tối hôm đó, Lão Hòa Thượng cùng hai vị khách ni, ngồi ngoài hiên Chánh Điện hóng mát, Lão Hòa Thượng hỏi thăm:  “Lệnh Sư (Thầy của hai vị) có thần thông vượt bực hơn người, thế thường khi có hay dạy các đệ tử phép thần thông hay không?”..

04-12-2016|Categories: Khai Thị, Pháp Thoại, Phật Pháp|

Sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên

Sáu độ gồm có bố thí, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, bát nhã (trí huệ). Bố thí thì độ được nết keo kiệt, trì giới độ làm việc quấy, nhẫn nhục độ lòng tức giận, tinh tấn độ sự lười biếng, thiền định độ tán loạn, bát-nhã độ ngu si. 

04-10-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Đại Sư Thường Nhân   – tức Vương Hiếu tử

Đại sư quê quán Tứ Đồn Chánh Huỳnh Kỳ, huyện Song Thành, tỉnh Kiết Lâm. Ngài sanh vào cuối đời nhà Thanh. Tuy chưa từng được đi học, nhưng tính tình chất phác đôn hậu. Năm 18 tuổi, do chịu ảnh hưởng về hạnh thủ hiếu cạnh mộ của ngài Dương Nhất sớm hôm trông nom mộ phần, nên Ngài khởi lòng trọn hiếu đối với cha mẹ....

04-10-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Mẹ Tôi và Đạo Phật  

Chính mẹ tôi là người đã đưa tôi đến đây cách nay 11 năm, lúc tôi còn đang học trung học. Lần thăm viếng đó của chúng tôi là vào dịp Thất Quán Âm và những điều tôi còn nhớ về lần cuối tuần đó là những bài kệ tán tuyệt vời, thời khóa tu tập tính tấn, và thức ăn ngon miệng. Tuy nhiên, hầu hết cuộc đời của tôi trước và sau lần viếng thăm đó, mặc dầu tôi tự gọi mình là Phật tử, tôi đã không có được sự hiểu biết sâu xa về giáo pháp......

04-10-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp|

Không Giữ Giới Là Biểu Hiện Của Thời Mạt Pháp

Khi thọ giới rồi thì chúng ta cần phải giữ giới. Giới chính là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”—có nghĩa là “không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành.” Giới cũng là “chỉ ác phòng phi,” có nghĩa là “ngưng làm các việc ác, tránh phạm điều lầm lỗi.” Sau khi đã thọ giới, chúng ta phải dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.

04-08-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Khai Thị Quyển 1

  • Phật Pháp là Thực Hành,Không Phải Chỉ Nói Suông
  • Chú Ðại Bi Tiêu Trừ Tai Nạn
  • Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt
  • Sám Hối tức là Cải Quá Tự Tân
  • Xúi Người Khác Làm Ác,Tội Mình Tăng Gấp Ba
  • ...
04-08-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn “lậu hoặc”!

“Thần Thông”. Thế nào gọi là “thần”? Thế nào gọi là “thông”? “Thần” là “thiên tâm”, là tâm của trời; “thông” là “huệ tánh”, tức là có trí huệ. “Thông” còn là “thông đạt vô ngại” – chẳng có gì không thông suốt; và “thần” cũng hàm ý thần kỳ bí ẩn.

04-08-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Bắc cầu qua hố ngăn cách giữa tu sĩ và cư sĩ

Khi đi vào những tu viện truyền thống, thường có những hố ngăn cách về văn hóa cần được bắc cầu. Ví dụ, chúng ta cần phải ý thức vấn đề các chủ nghĩa thượng tôn: nam giới, văn hóa, và tổ chức. Xã hội truyền thống có thứ bậc của Trung Hoa rất khác với xã hội Ấn Độ nguyên thủy mà trong đó Đạo Phật được sinh ra, và cũng rất khác với những lý tưởng bình đẳng xã hội của Tây phương. Khi đi vào những tu viện truyền thống, thường có những hố ngăn cách về văn hóa cần được bắc cầu. Ví dụ, chúng ta cần phải ý thức vấn đề các chủ nghĩa thượng tôn: nam giới, văn hóa, và tổ chức. Xã hội truyền thống có thứ bậc của Trung Hoa rất khác với xã hội Ấn Độ nguyên thủy mà trong đó Đạo Phật được sinh ra, và cũng rất khác với những lý tưởng bình đẳng xã hội của Tây phương. Trong nước Ấn Độ cổ xưa, xã hội đặt tu sĩ ra ngoài những trách nhiệm của hệ thống xã hội. Cộng đồng tu viện ở Ấn Độ có thể là chế độ dân chủ trực tiếp cổ xưa nhất trên thế giới, tuy thế nó đã phát triển hưng thịnh giữa các giai cấp phong kiến của Ấn Độ. Ở Trung Hoa và hầu hết các quốc gia Đông Á, những mô hình hệ thống có thứ bậc của xã hội Nho giáo cổ xưa được du nhập vào trong các tu viện Phật giáo, và phần lớn mô hình dân chủ nguyên thủy bị biến mất. Sự nỗ lực của Đức Phật nhằm giải phóng tinh thần của phụ nữ cũng bị chống đối mạnh mẽ vừa tại Ấn Độ vừa tại các xã hội Trung Hoa. Để phần nào du nhập thành công Đạo Phật tại Tây phương,  điều cần thiết là  tìm ra những mô hình quan hệ nào trong các cộng đồng Phật giáo là dựa trên Phật pháp, và mô hình quan hệ nào là do văn hóa. Bởi vì có sự khác biệt giữa những mô hình dân chủ của xã hội Tây Phương tân tiến và những mô hình độc đoán của đa số xã hội Á châu truyền thống, điều đặc biệt quan trọng là những mô hình độc đoán không nên được giới thiệu tại Tây Phương như là dựa vào Phật pháp.

04-08-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp|

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích

“Nhị Phật diễn hóa tại Ta-bà, Đông A-súc, Tây Di-đà”.
Hai câu này nghĩa là Phật A-súc, tức Phật Dược Sư, và Phật Di-đà đều giáo hóa chúng sanh tại thế giới Ta-bà. Hai vị Phật, một vị ở phương Đông, một vị ở phương Tây, nhưng cả hai đều có nhân duyên rất sâu đậm với chúng ta nơi cõi Ta-bà, do đó Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật chính là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, còn Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật chính là A-di-đà Như Lai...
04-08-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|

Khai Thị 4

Nước sông Ni-la vẫn chảy hàng ngày; Vạn Phật Thánh Thành vẫn hàng ngày giảng pháp. Bởi nguyện cho chánh pháp trụ thế, nguyện chuyển thời mạt phát trở thành chánh pháp cho nên ngày ngày phải giảng kinh thuyết pháp không có lúc nào là ngưng nghỉ. Ðể tiếp tục huệ mạng Phật, để hoằng dương Phật giáo cho huy hoàng, để cho pháp âm truyền bá khắp thế giới, khiến cho đông đảo chúng sanh được nhiều lợi lạc, mà Vạn Phật Thánh Thành phải đứng ra làm Phật sự, nhận lãnh trách nhiệm này. Do đó Vạn Phật Thánh Thành là đạo tràng của chánh pháp trụ thế. Phàm những ai trú tại Vạn Phật Thánh Thành đều phải có thiện căn thâm hậu, nếu không sẽ không trú được chỗ này. Có được hoàn cảnh tốt đẹp như vậy, ắt chúng ta phải cố gắng tu đạo, dụng công làm việc đạo. Phải ráng chịu khổ, chịu cực, phải có tâm khí không lay chuyển, phải có ý chí sắt đá, mới đủ khả năng gánh vác việc đạo, và hoằng dương chánh pháp tại các nới, cải thiện lòng người, đó là sứ mạng của Phật giáo đồ vậy. Có người do đức hạnh chưa đủ, thiện căn còn mỏng, nên sau khi đến Vạn Phật Thánh Thành thì ngày ngày chất đầy vọng tưởng, thấy ở đây quá khổ sở, mỗi ngày ăn một bữa, cơm nước đạm bạc, công khóa nặng nề, quy củ nghiêm ngặt, tự cảm thấy không chịu nổi và cuối cùng không qua được thử thách, bèn đổi ý không ở nữa, phải bỏ nơi thanh tịnh này....

04-08-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Ánh sáng trí tuệ “vô lậu “

Tất cả các chư Phật, Bồ tát, Thánh Hiền Tăng đều có ánh sáng trí tuệ tối thắng. Trí tuệ của các ngài vô lậu và vô tận. Chúng sanh thì hữu lậu bởi vì họ vô minh. Phật và Bồ tát không có lậu hoặc bởi vì các ngài không có vô minh. Vô minh nghĩa là không hiểu biết bất cứ điều gì. Nó có nghĩa là ngu si, và không thể phân biệt đúng sai hoặc đen trắng.

04-07-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Chớ Mong Cầu

Dù cho quý vị áp dụng phương pháp nào trong việc tu Đạo đi nữa –có thể là niệm danh hiệu Phật, trì chú, nghiên cứu giáo lý, giữ giới, thiền định, tu theo Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông v.v…quý vị không nên tham cầu đạt kết quả nhanh chóng. Nếu có lòng tham cầu thành tựu mau chóng, quý vị sẽ mắc phải sai lầm. Mong muốn được thành công nhanh chóng chung quy cũng từ tâm tham và sẽ ngăn che trí tuệ của quý vị ngay từ ban đầu (nhân địa). Nó cũng sẽ ngăn che ánh sáng tự tánh của quý vị bởi vì ánh sáng của tự tánh của quý vị đâu có bất kỳ sự tham lam nào trong đó.

04-07-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Giới thiệu – 84.000 Pháp Môn

Chúng ta tu Đạo cần nên tu không dính mắc, cho dù đó là thiện hay ác, đẹp hay xấu, đúng hay sai, quan trọng hay không quan trọng, to lớn hay nhỏ bé  – không nên để cho các điều này dính mắc vào chúng ta. Và chúng ta nên tu hành tất cả 84.000 Pháp môn, vì mỗi Pháp môn đều là tối thắng. Không có chuyện 84.000 Pháp môn thứ yếu, hoặc cho rằng 84.000 Pháp môn thì quan trọng, hay không quan trọng. Vì vậy khi quý vị tu Đạo, thậm chí nếu quý vị tu theo Pháp môn dường như kém quan trọng nhất và tu cho đến khi thành tựu,thì Pháp môn đó sẽ đem lại kết quả, và rồi chính việc tu tập của quý vị sẽ làm cho Pháp môn đó rộng lớn như núi Tu Di....

04-07-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|
Go to Top