Sát Sanh và Bệnh Tật
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thích việc sát sinh và có rất ít người tôn trọng sự sống. Ða số chỉ biết làm thế nào để giết, chứ hoàn toàn thờ ơ với việc phóng sinh. Khi bạn giết một sinh vật, sinh vật ấy cũng muốn giết bạn. Sự báo thù lẫn nhau dẫn đến sự tái sinh luân hồi trong đời ngũ trược ác thế. Sự báo oán lẫn nhau vậy đến khi nào mới chấm dứt ? Người xưa từng nói : "Trăm ngàn năm nay khi nhìn vào bát canh thịt, mối hận nghìn năm lớn như biển khó tiêu trừ. Nếu muốn biết rõ chuyện binh đao chém giết nhau trên đời, thì hãy lắng nghe tiếng kêu than của súc vật lúc nửa đêm ở lò sát sinh" (Thiên bách niên lai oán lý canh, oán thâm tự hải hận nan bình, dục tri thế thương đao binh kiếp, thí thức thính đồ môn dạ bán thinh).
Hại Người Rốt Cuộc Là Hại Chính Mình!
Chú là niệm chú; Trớ cũng giống như chú. Chú có rất nhiều thứ, Mật tông có nhiều chú nhất. Các vị Lạt-ma ở Tây Tạng có một loại chú, chỉ cần niệm trong bảy ngày là có thể khiến người khác chết được. Có thứ chú giết người, có thứ chú làm lợi ích cho người. Chú nói ở đây là thứ chú hại người. Các thuốc độc là chỉ chung cho tất cả các loại thuốc độc. Khi quý vị gặp phải những loại chú trớ, thuốc độc làm phương hại đến cơ thể, trong tình cảnh đó, nếu quý vị nhất tâm niệm: "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát," thì những chú trớ cùng thuốc độc này chẳng những không thể làm hại được quý vị mà còn trở lại làm hại chính hung thủ.
Cả Gan Làm Càn – Thị Nại Am
Là một nhà sáng tác, viết văn, soạn sách, thì cần phải có lý luận đúng đắn, không thể dẫn dắt người đọc đi vào con đường lầm lạc. Như ông Thị Nại Am viết Truyện Thủy Hử chẳng hạn, xem ra thì văn từ, ý tứ kết cấu rất đặc biệt, do đó rất nhiều người muốn đọc, và sau khi đọc rồi thì ai nấy đều say mê, chẳng khác nào người hút thuốc phiện, hễ bỏ hút là bị lên cơn nghiện vậy. Cho nên, tuy xem ra thì văn từ, ý tưởng kết cấu rất đặc biệt, nhưng xét kỹ thì nó có thể khiến cho người ta đi vào con đường sai trái, làm rất nhiều việc sai quấy, có hại cho nhân loại.
Về Việc Nhẹ Nhàng Giúp Người Khác Hiểu
Người phụ nữ trẻ trong cuộc hội thoại sau đây lần đầu tiên tới thăm Kim Sơn Tự (ở Cựu Kim Sơn). Cô từng sống tại Châu Phi. Vì Hòa Thượng nói bằng tiếng Trung Hoa, còn người phụ nữ trẻ nói bằng tiếng Anh nên cuộc trao đổi diễn ra thông qua một người phiên dịch, đóng vai trò trung gian trong suốt cuội hội thoại này. Sau đó, Hòa Thượng cho phép cô gia nhập cuộc sống tu viện và đặt cho cô pháp danh là Guo Mo - 果默 Quả Mặc
Con Người Có Cần Trọn Đạo Hiếu Hay Chăng
Hôm nay chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề : “ Con người vì sao cần phải hiếu thảo với cha mẹ? Cần hiếu thảo với cha mẹ hay không cần hiếu thảo với cha mẹ?” Có hai cách giải thích vấn đề này.
Sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên
...Bởi các lý do trên, ta có thể nói rằng pháp lục độ là để độ cho sáu tên giặc của chúng ta, sáu giặc mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý. Sáu giặc đã tuân phục thì ta không còn vọng tưởng nữa, mà không vọng tưởng tức là tất cả lục độ vạn hạnh thảy đều viên mãn, cho nên mới nói câu "thể tròn nguyên." Nếu quả thực chúng ta không còn vọng tưởng, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thế chẳng phải là "sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên" hay sao?
Khai Ngộ Phải Được Ấn Chứng Mới Đúng Pháp
Trước thời Oai Âm Vương Phật ra đời, ai ai cũng có thể khai ngộ và chẳng cần người nào ấn chứng cả. Từ thời Oai Âm Vương Phật trở về sau, những ai tự giác khai ngộ đều nhất định phải có Tổ-sư hoặc bậc Thiện-tri-thức (đã khai ngộ) ấn khả, chứng minh thì mới đúng phép. Cũng như ở Pháp-hội Lăng-Nghiêm, có hai mươi lăm vị Thánh-nhân tường thuật sự chứng đắc viên-thông của họ và thỉnh Đức Phật Thích-Ca ấn chứng.
Mười Thái Ðộ Tất Yếu Khi Bắt Ðầu Tu Hành
Sau đây là mười công-hạnh cần phải thực tập khi bắt đầu tu hành theo phương pháp Kinh Hoa Nghiêm. Mười công hạnh này phát xuất từ mười tâm thái của bậc Thập Tín...
Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư
Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Vào đời Tùy, năm Khai Hoàng, ra lệnh tập họp những người dân chưa được quan binh cho phép, tự mình thế phát xuất gia làm tăng, nghe tin này Đại sư trốn vào hang núi. Vào đời Đại Nghiệp, nhà Tùy lại ra lệnh cho những người trai tráng khỏe mạnh tự mình khai mở kênh mương, sông ngòi để cứu giúp cho dân chúng. Lúc bấy giờ, nhiều người đói khát đến chết, họ nằm gối đầu nhau trên đường, Đại sư đi khất thực để cứu sống họ.
Tam thập tam tổ Huệ Năng Đại sư – Đông độ Lục tổ
Huệ Năng họ Lư, sinh tại Tân Châu, mồ côi cha từ năm lên ba, mẹ ở góa nuôi con. Một hôm đang lúc gánh củi giao cho khách, bổng nghe được tiếng tụng Kinh Kim Cang của người khách, ngài chợt tỉnh ngộ thông hiểu ý kinh. Sau đó với tư cách một cư sĩ đến đảnh lễ tổ Huỳnh Mai, được tổ thu nhận và cho xuống nhà trù giả gạo, làm những công việc cực nhọc trong suốt 8 tháng. Tổ Huỳnh Mai biết đã đến lúc truyền trao y pháp, bèn bảo đồ chúng trình kệ. Huệ Năng trình kệ trong đó có câu: “bồ đề vốn không cây”, Tổ đọc xong im lặng nhận biết Huệ Năng đã ngộ đạo..
Khi Hòa Thượng Quay Trở Lại
Chúng ta đang rất gần tới lễ kỷ niệm ngày Hòa Thượng tới Mỹ. Ngài đến rồi đi, nhưng những Pháp bảo ngài đã trao cho chúng ta thì vẫn còn ở với chúng ta. Một trong những Pháp bảo giá trị nhất là Lục Đại Tông Chỉ - Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối (1). Liệu Hòa Thượng có trở lại không? Tất nhiên là Ngài sẽ trở lại, Ngài đã lập đại nguyện (2) để cứu tất cả chúng ta và công việc của Ngài chưa hoàn thành. Nhưng khi nào Ngài quay trở lại và làm sao chúng ta có thể nhận ra được Ngài đây?
Không Thể So Sánh Ma Với Phật
Vào thời nhà Minh (Trung Hoa), Đại sư Liên Trì (1535-1615) sau khi xuất gia đã đi khắp nơi để tìm minh sư học đạo. Sau khi vào kinh đô, Ngài đến tham bái hai vị đại lão đạo cao đức trọng trong Thiền Tông là Biến Dung và Tiếu Nham. Sau khi được hai vị lão sư khai pháp chỉ điểm, Đại sư Liên Trì đến Đông Xương và khi nghe tiếng trống thì bỗng nhiên giác ngộ.
Tam thập nhị tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư – Đông độ Ngũ tổ
Đại sư là người Kỳ Châu huyện Huỳnh Mai. Đời trước ngài vốn là người tu đạo chuyên trồng cây tùng tại núi Phá Đầu, sau đó đầu thai vào nhà cô gái họ Châu. Cha mẹ cô cho rằng cô là người không giữ tiết hạnh nên đuổi ra khỏi nhà. Vì không nơi nương tựa, cô phải bồng con đi vào làng xin ăn. Sau đứa bé lớn lên, người trong làng gọi là bé không họ. Một hôm, trên đường gặp được tổ Đạo Tín, tổ hỏi: “con họ gì?” đứa bé đáp: “thưa ông con có họ, nhưng chẳng phải họ như những người bình thường”. Tổ hỏi tiếp: “đó là họ gì?” Đứa bé đáp: “đó là Phật tính” (đó là họ Phật)
Bồ Đề Hải 75
Bồ Đề Hải 75
Về Bản Kinh Không Lời
Trong nháy mắt, hai khoá niệm Phật và một khóa thiền đã trôi qua. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục phần giảng kinh,và trong nháy mắt nữa chúng ta sẽ giảng xong toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm. Sau khi hoàn tất một loạt bài giảng này, chúng ta sẽ tiếp tục giảng về "Kinh Không Lời"
Ðạo Làm Người
Ðức Phật dạy rằng: Làm người cho tròn rồi mới làm Phật.
Bên Trung Hoa đạo làm người là trung tâm nền tảng giáo dục của đạo Khổng. Chúng tôi xin trích dẫn lời dạy về đạo làm người qua phần Ðại Tượng Truyện do đức Khổng Tử giải thích ở 64 quẻ trong Kinh Dịch. Phối hợp với quẻ Dịch là những lời dạy trong tập Luận Ngữ mà ngài Tăng Sâm, một đệ tử của đức Khổng Tử chép lại. Tất cả những kẻ thành tựu, bậc quân tử, vĩ nhân, thánh nhân, hay kẻ giác ngộ đều xây dựng sự nghiệp trên nền tảng đạo đức chắc thật, kiến giải thấu triệt và tâm lượng rộng lớn. Họ là những kẻ lúc nào cũng xoay về gốc, nhìn ngược lại tâm mình, sống với giá trị và lý tưởng cao thượng. Không nao núng trước thế lực và áp lực, không ngừng cải thiện tầm nhìn và sự hiểu biết, họ tìm cách cống hiến năng lực đời mình một cách thiết thực nhất.
Về Bốc Thăm Tên Trong Phật Giáo Dân Chủ
...Tất cả quý vị hãy nói lên. Mọi người cùng nói. Tôi có thể phân biệt từng người nói gì. "Ra đi! Ra đi! " Quý vị không thể trốn! Nói bất cứ điều gì quý vị có thể nói. Quan điểm của quý vị về tám câu kệ là gì? Đưa ra ý kiến của quý vị. Phần nào chưa được giải đầy đủ thì còn lại cho quý vị để hoàn tất. Nếu tất cả mọi điều đã được giải thích, quý vị có thể giải thích kỹ càng một chút. Đừng nghĩ rằng, chỉ nói một cách thật nhanh...
Về Bảy Ngày Tái Tạo Sinh Lực
Tại sao chúng ta niệm Phật trong bảy ngày? Khí huyết trong cơ thể chúng ta đi theo một chu kỳ, hoàn thành trong vòng bảy ngày. Vào ngày đầu tiên, khí huyết của chúng ta bắt đầu quá trình chuyển hóa. Quá trình đó tiếp tục diễn ra trong ngày thứ hai và ngày thứ ba, cho đến ngày thứ bảy. Lúc này khí huyết của chúng ta hoàn toàn được làm mới, điều đó giúp khai mở đại trí huệ. Làm mới có nghĩa là xua tan bóng tối. Chúng ta không còn vọng tưởng nữa, do đó có thể nhất tâm niệm Phật.
Thật Tướng Niệm Phật
Thật tướng niệm Phật tức niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, lúc đó hành giả đi vào tham thiền. Cho nên người hiểu rõ niệm Phật chân chính không phản đối tham thiền; người hiểu rõ tham thiền chân chính cũng chẳng phản đối niệm Phật. Chẳng những không phản đối niệm Phật mà cũng chẳng phản đối Giáo, Luật, Mật, Tịnh nhưng hợp lại thì "nhất tông bất lập," một tông cũng chẳng có, tất cả đều hổ trợ lẫn nhau, tông này cùng tông nọ đều có mối tương quan với nhau.
Về Bài Học Về Năng Lượng
Hôm nay tôi ghé thăm người đệ tử đang thực tập nhịn ăn. Ông ta đói đến nỗi phải nằm bò ra. Ông không cử động khi tôi vào, nhưng khi tôi chuẩn bị đi thì ông ta ngoảnh đầu. Tôi hỏi ông ta thế nào rồi, ông ta nói không còn năng lượng nữa. Tôi bảo “Đó là điều tốt nhất đấy. Nếu không còn chút năng lượng nào thì con sẽ không nổi sân nữa. Không có gì tốt hơn việc bỏ đói cơn giận của con. Đây là nơi con phải thực tập nhẫn nại.
You must be logged in to post a comment.