English|Vietnamese
Ngày 9 tháng Năm năm 1974. Tối thứ Năm.
Về việc khi nào và làm thế nào để sử dụng những phương tiện
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ở Đài Loan có vài người Mỹ đang nghiên cứu một loại Phật giáo tinh vi hơn, cũng có vài người Úc đang làm như thế ở Úc. Phạm vi của sự tinh tế của họ là gì? Họ tuyên bố rằng tiểu sử của tôi là hoàn toàn sai, tiểu sử đó không bao giờ nên được in ra. Họ cũng không thích quyển báo Phật Giáo Kim Cang Bồ Đề Hải của chúng ta. “Quý vị không thể nói điều quý vị đang dạy là Chánh Pháp. Nếu quý vị đại diện cho Chánh Pháp thì điều đó ám chỉ những điều chúng tôi đang nghiên cứu là những giáo pháp không chính thống. Quý vị không đơn giản nói như thế được!” Quả Khiêm đã cố gắng tranh cãi với họ. Quý vị thấy không? Họ đã không muốn chúng ta sử dụng thuật ngữ Chánh Pháp vì như vậy giáo huấn của họ sẽ bị xem như là tà đạo.
Bọn cướp cũng tự cho mình là chiến sỹ, nhưng họ không muốn bị xem như kẻ cướp. Cũng như thế, những môn đồ của tà phái sẽ không chấp nhận sự chỉ trích. Nếu quý vị nói với họ là quan điểm của họ là không chánh thống, họ sẽ trả lời: “Quý vị mới là những người có quan điểm không chánh thống! Điều gi làm cho những quan điểm cúa quý vị là chánh thống?” Vì thế, trong việc thuyết Pháp, thỉnh thoảng chúng ta phải dùng phương tiện.
Nếu chúng ta khăng khăng chỉ thuyết giảng Chánh Pháp một cách cứng nhắc, không linh động khi chúng ta giảng pháp bên ngoài những tu viện của chúng ta, thì sẽ không ai muốn nghe. Chúng ta phải thỉnh thoảng pha trộn vài câu chuyện vui và những giai thoại vào bài giảng để làm cho họ được vui.
Dịch từ sách “Timely Teachings”, trang 295.
You must be logged in to post a comment.