Monthly Archives: April 2016

Vị Thầy Luôn Đáp Ứng Lời Cầu Nguyện

Tôi có một câu chuyện kể về Sư Phụ. Trong thời gian còn ở chùa Vạn Phật, một hôm tôi nhận được một cú điện thoại. Ở đầu dây là Sư phụ và Ngài hỏi: “Con có rảnh không?”. “Dạ có”, tôi đáp. “Con cần phải đi Phoenix, Arizona. Có một người đệ tử bên đó muốn cúng dường cho chúng ta một chiếc xe buýt. Con nên gặp người này, ông ta hiện đang ở trong tù”. Tôi nhận công việc này và ngày hôm sau đáp xe đò Greyhound lên đường đi Phoenix,Arizona

Vị Thầy Luôn Đáp Ứng Lời Cầu Nguyện2016-10-12T16:15:13-07:00

Về việc không đánh thức những người muốn ngủ

Chúng ta hãy nhìn lại hoàn cảnh chúng ta. Trong khi nghe giảng kinh, chúng ta cảm thấy mệt và buồn ngủ. Hãy cẩn thận bằng không đầu quý vị có thể đập đầu vào bàn và chảy máu. Chiều hôm qua tôi đứng trước Quả Hàng và nhìn xem anh ta vừa nghe giảng kinh vừa ngủ gục.

Về việc không đánh thức những người muốn ngủ2016-04-27T21:44:50-07:00

Không Nên Cho Rằng Năm Thứ “Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy” Là Đơn Giản

Quý vị không nên cho rằng năm thứ “Tài, sắc, danh, thực, thùy” là đơn giản. Trước khi chưa chứng quả, năm thứ này không thể đoạn được; sau khi chứng quả, cũng không nhất định đã đoạn hết hoàn toàn. Vì vậy, Vạn Phật Thánh Thành chúng tôi giảng giải cho quý vị diệu pháp chứng quả; quý vị không nên coi thường những pháp đó.

Không Nên Cho Rằng Năm Thứ “Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy” Là Đơn Giản2016-10-12T16:15:13-07:00

Hòa Thượng Tuyên Hóa Trong Tâm Tôi  

Để rút ngắn lại một câu chuyện dài, tôi được biết Hòa Thượng lần đầu tiên tại chùa Kim Sơn năm 1973 khi tôi thọ Tam Quy. Ba năm sau, vào năm 1976, tôi đến chùa Vạn Phật để thọ giới Tỳ-kheo. Ở  chùa Kim Sơn cũng như Vạn Phật Thánh Thành, người ta hầu như không hề nghe những danh từ như “Khai ngộ” và “Thần thông”. Vậy chúng tôi đã nghe những gì? Những từ ngữ mà người ta thường nghe nhắc đến là “Đạo đức”, “Đạo hạnh và Luân Lý”, “Tập khí “, “Thói xấu” và “Khuyết điểm”.

Hòa Thượng Tuyên Hóa Trong Tâm Tôi  2016-04-27T21:21:05-07:00

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 2

Hôm nay, chúng ta bắt đầu đả Thiền thất, tuần trước, chúng ta đả Đại Minh thất, tôi không biết quý vị đã “minh” (sáng, giác ngộ) hay chưa? Bây giờ, lại đả Thiền thất, Thiền thất này so với Đại Minh thất thì hơi vất vả, càng không dễ ngồi, nhưng quý vị vẫn phải thử một lần xem. Bây giờ  tôi nói cho quý vị nghe phương pháp đả Thiền thất. Mỗi người nếu có thể ngồi kiết già thì tốt hơn, khi ngồi đừng sợ đau chân, có thể nhẫn chịu được thì nhẫn; nếu nhẫn chiu không được thì mới buông chân ra, nhưng tốt nhất là nên chịu đau, đây là vấn đề chân.

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 22016-10-12T16:15:13-07:00

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 1

Hiền tức là thánh hiền. Sao gọi là thánh hiền? Thánh hiền là người mà từng giờ từng phút thường tự soi tâm mình, không khởi vô minh phiền não, cũng chẳng khiến người khác sanh khởi vô minh phiền não; chính là muốn làm cho nghiệp chướng của mình rỗng không, muốn chiếu soi phá trừ nghiệp chướng của chính mình và không làm cho người khác tăng thêm nghiệp chướng. Cho nên nói: Những gì mình không muốn thì chớ trao cho người

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 12016-10-12T16:15:14-07:00

Tùy Hỷ Công Đức

“Tùy” nghĩa là thuận theo hay theo cùng, “hỷ” là hoan hỷ, “công” là công đã lập được, “đức” là đức hạnh đã làm. Tùy hỷ cũng có thể gọi là người khác vui theo những công đức mình đã làm, cũng có thể nói là mình vui theo những công đức mà người khác đã làm. Quý vị muốn sám hối nghiệp chướng nhất định phải tùy hỷ công đức, muốn vun trồng vô vàn công đức thì phải sám hối nghiệp chướng của mình.

Tùy Hỷ Công Đức2016-04-27T20:03:31-07:00

ĐI TÌM TÔN GIÁO CỦA TÔI

Thầy Hằng Thật là người thích nói. Nếu bạn đi dạo quanh trong tu viện Phật giáo Berkeley, nơi Thầy đang trụ trì, và may mắn gặp được Thầy thì có thể Thầy sẽ mời bạn ngồi uống một tách trà và đàm luận về mọi chuyện, từ Kinh sách Phật giáo Trung Hoa cổ điển cho đến những cái hay và không hay của hệ điều hành Macintosh mới ra đời. Trước khi kịp nhận ra thì bạn đã nói chuyện suốt 2 giờ đồng hồ rồi. Kỳ thực, bạn ngồi nghe còn hầu hết là Thầy nói.

ĐI TÌM TÔN GIÁO CỦA TÔI2016-10-12T16:15:14-07:00

Giới thiệu về Sư Cô Hằng Trì

Vào mùa xuân năm 1968, cô Hằng Trì, lúc đó còn là một cư sĩ tại gia, cô cùng một nhóm sinh viên của trường đại học Washington đến vùng Phố Tàu của thành phố Cựu Kim Sơn để dự một khoá thiền dài một tuần. Đó là lần đầu tiên cô được tiếp xúc về Phật Giáo và cũng là lần đầu tiên cô được gặp Hòa Thượng, trong lúc ngài hướng dẫn khóa tu học và thuyết giảng nhiều bài khai thị.

Giới thiệu về Sư Cô Hằng Trì2016-04-27T18:58:08-07:00
Go to Top