Monthly Archives: May 2016

Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo

Khi tôi xuất gia, tôi muốn tìm ra lý do tại sao nghĩa lý vi diệu của Phật gíao chỉ được một số ít người trên thế gian tu học, còn giáo lý của đạo Tin Lành cùng Thiên Chúa lại được phổ cập toàn cầu. Nghiền ngẫm nghiên cứu mãi, tôi phát giác ra rằng vì các đệ tử của Phật chưa phiên dịch kinh điển Phật gíao ra ngôn ngữ văn tự của các nước trên thế giới. Ngược lại, đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã phiên dịch 'Thánh Kinh' của họ ra ngôn ngữ của mọi quốc gia, khiến ai ai đọc qua liền hiểu ngay. Nếu kinh điển Phật gíao được phiên dịch ra mọi ngôn ngữ thì Phật giáo sẽ tự được phổ cập khắp nơi mà không cần cầu mong...

Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo2016-10-12T16:14:52-07:00

Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới

Vào ngày 27 tháng 10 năm 1994, Hòa Thượng Tuyên Hóa, vị sáng lập Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, giải thích quan điểm của Ngài về đạo tràng tân lập tại Berkeley: "Hãy gọi đạo tràng này là Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế giới. Trong những năm vừa qua, tôi đã nói với quý vị về dự định thành lập một Trung Tâm Tôn Giáo Thế Giới, và đây chính là trung tâm đó. Mục đích của Viện là hài hòa nghiên cứu các tôn giáo cùng các tín ngưỡng khác.

Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới2016-05-27T22:34:10-07:00

Viện Ðại Học Phật Giáo Pháp Giới

Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (P.G.P.G) thành lập viện Ðại Học P.G.P.G vào năm 1976. Khu trường sở của viện nằm gần thành phố Ukiah, tiểu bang Cali (khoảng 110 dặm về hướng bắc thành phố Cựu Kim Sơn), bao gồm hơn 70 tòa nhà, tọa lạc trên khoảng 500 mẫu đất tại một vùng đồng quê đẹp đẽ. Viện Ðại Học nằm trong khuôn viên chùa Vạn Phật Thành, một cộng đồng Phật giáo gồm tăng, ni, cư sĩ tu học giáo lý Phật Ðà., nhằm phát triển đời sống tâm linh.

Viện Ðại Học Phật Giáo Pháp Giới2016-10-12T16:14:52-07:00

Vô Ngôn Đường

Vô Ngôn Đường, nơi Hòa Thượng thường tổ chức các lớp học cho đệ tử trong những năm ban đầu. Liêu phòng nơi cư trú của Hòa Thượng, ở lầu hai. Vô Ngôn Đường này là nhà kỷ niệm có xá lợi của Đức Phật, xá lợi của Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân, và xá lợi Hòa Thượng Tuyên Hóa. Vào những ngày đặc biệt, Vô Ngôn Đường mở cửa cho công chúng, để mọi người có thể vào chiêm bái.

Vô Ngôn Đường2016-05-27T22:13:16-07:00

Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

...Tôi biết tôi chỉ là một người tầm thường, lời nói của tôi không có giá trị gì ở Trung Hoa cả. Tôi không có bất kỳ địa vị nào, và vì vậy dầu tôi có la đến đau rát cổ họng cũng chẳng có ai muốn tin tôi. Vì vậy mà tôi phát nguyện sẽ làm một sự khởi đầu mới tại phương Tây bằng cách chấn chỉnh lại Phật giáo, khiến cho Phật giáo nơi này được hưng thịnh, để mọi người biết rõ Phật giáo thật sự là gì. Vì sao tôi lại đến Hoa Kỳ để hoằng dương Phật Pháp? Lịch sử của đất nước này không dài lắm và con người vẫn chưa phát triển những tập khí xảo trá. Tất cả họ đều rất thành thật, vì vậy mà họ sẽ rất dễ dàng tu tập theo giáo Pháp và chấp nhận những giáo lý của đạo Phật. Đó là lý do mà tôi đã đến nước này để hoằng dương Phật Pháp...

Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ2016-10-12T16:14:52-07:00

Vài Nét Về Vạn Phật Thánh Thành

...Vạn Phật Thánh Thành hầu như rất nhiều người đã nghe đến và cũng lắm người hữu duyên đặt chân đến. Ðối với đời Mạt Pháp hiện nay rất hiếm có đạo tràng tu hành thanh tịnh. Ðó cũng là một trong những điều khó mà đức Phật thường nói : 'Nan kiến hảo đạo tràng'. Ðạo tràng tốt không phải là cao sang mỹ lệ, lầu các nguy nga, để cho người thưởng ngoạn, chụp hình. Mà đạo tràng tốt là chỗ để kẻ thành tâm, chân thành tu hành : Nơi mà tiếng kệ lời Kinh không dứt đoạn; ngày đêm sáu thời luân phiên tụng niệm, lễ bái, tham thiền. Ai muốn tu pháp môn nào cũng đều có cả; nào niệm Phật, trì chú, tham thiền, lạy Phật, sám hối v.v.. đầy đủ mọi căn cơ, mọi Pháp môn...

Vài Nét Về Vạn Phật Thánh Thành2016-10-12T15:43:32-07:00

Hoằng Dương Phật Pháp Là Trách Vụ chung của Mọi Người

Lúc xuất gia tôi đã nghiên cứu tại sao giáo lý của Phật Ðà rất là viên mãn mà số người học Phật trên thế giới lại quá ít ỏi, nguyên nhân vì sao? Sau khi nghiên cứu mới vỡ lẽ rằng kinh điển Phật giáo không được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ, do đó không thể phổ cập đến các quốc gia trên thế giới. Trái lại, Thánh kinh của đạo Thiên Chúa và đạo Gia-Tô đã được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ, nên mọi người trên thế giới đều có thể đọc và hiểu được. Do đó khi xuất gia, mặc dù chẳng biết ngoại ngữ nào cả, tôi đã phát nguyện mang kinh điển Phật giáo phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ. Ðó là nguyện lực của tôi, nhưng mãi cho đến bây giờ ý nguyện đó vẫn chưa hoàn toàn thành tựu, và tôi vẫn tiếp tục đeo đuổi mục tiêu đó. Hy vọng các vị nào có cùng chí hướng, cùng nhau sát cánh với chúng tôi để hoàn thành công tác quan trọng này.

Hoằng Dương Phật Pháp Là Trách Vụ chung của Mọi Người2016-05-27T15:30:25-07:00

Giáo Dục Khởi Sự Từ Trong Bào Thai

Các vị Thiện Tri Thức! Hôm nay chúng ta họp mặt tại giảng đường này để cùng nhau thảo luận về vấn đề giáo dục. Giáo dục là căn bản của con người. Nếu chẳng quan tâm đến căn bản này thì tức là bỏ gốc theo ngọn, bỏ cái gần mà tìm cái xa. Khi sự sống bắt đầu nơi bụng mẹ thì giáo dục bắt đầu...

Giáo Dục Khởi Sự Từ Trong Bào Thai2016-05-27T15:25:49-07:00

Pháp Luân

...Ðức Phật thuyết tất cả pháp vì để đối ứng lại với tất cả căn cơ của chúng sanh. Do đó bất luận Nam Tông hay Bắc Tông đều phải vì chúng sanh phát Bồ đề tâm, giúp cho mọi loài đều được liễu sanh thoát tử, ly khổ đắc lạc. Quý vị nên hiểu rõ ràng thế nào là Phật giáo chơn chánh, không nên nói rằng ông không thuộc Phật giáo chánh tông, còn tôi mới là Phật giáo chánh tông. Như vậy là cốt nhục tương tàn, chẳng có gì lợi ích cho Phật giáo cả...

Pháp Luân2016-10-12T16:14:53-07:00

Khai Thị Về Giáo Dục Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Trước khi xuất gia, Hòa Thượng Tuyên Hóa đã từng tổ chức lớp học miễn phí tại nhà và dạy những học sinh nghèo mà không đòi hỏi học phí. Ngài thường bảo: "Giáo dục là phương tiện bảo vệ quốc gia hay nhất." Nếu muốn cứu độ thế gian, phải chuyển hoàn toàn thân tâm và hướng dẫn con người làm lành tránh dữ. Vì mục đích này, Ngài thành lập trường tiểu học Dục Lương vào năm 1974 và trường trung học Bồi Ðức vào năm 1976.

Khai Thị Về Giáo Dục Của Hòa Thượng Tuyên Hóa2016-05-26T23:27:35-07:00
Go to Top