Khai Thị

Xuất Gia Không Quên Chí Trung Trinh

Tôi đến nước Mỹ đã hơn 30 năm rồi, Nhẩm tính thử bao nhiêu ngày, tháng, năm đã trôi qua mới thấy cũng chẳng ngắn ngủi gì. Bất luận là người Mỹ hay người Hoa, ai nấy đều hy vọng tôi sẽ chịu đổi quốc tịch, nhập quốc tịch Mỹ, trở thành công dân Mỹ. Họ nói rằng thẻ thông hành Mỹ là thuận tiện nhất trong việc đi cùng khắp mọi nơi trên thế giới, công dân Mỹ đi đến đâu cũng được người ta cung kính vì nể; trong khi tánh cách của thẻ thông hành của Trung Hoa thì lại không được như vậy. Nếu quý vị có thẻ thông hành của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) thì đảng Cộng Sản sẽ không cấp chiếu khán cho quý vị để vào nước của ho. Người cộng sản sẽ kỳ thị quý vị. Còn nếu quý vị có thẻ thông hành của nước Nhân Dân Trung Quốc, thì đi đến các nước khác càng làm người ta sợ quý vị. Người ta sợ không phải Trung Quốc là một nước lớn đông dân, nhưng sợ chính quyền gây rắc rối.

Xuất Gia Không Quên Chí Trung Trinh2016-10-12T16:14:55-07:00

Về Việc Người Xuất Gia Không Xem TiVi

Người thường ai cũng bị máy truyền hình làm mê hoặc.  Làm sao tôi biết? Vì một số tu sĩ và cư sĩ ở đây cũng bị truyền hình làm mê mờ. Một trong những vị đệ tử của tôi đã từng nói rằng:  “Tivi thậm chí còn ghê hơn cả phụ nữ nữa”. Vậy Tivi được xếp vào vị trí hàng đầu. Vì thế  quý vị phái nữ nên đập vỡ Tivi hết đi. Nếu có Tivi trong nhà thì chồng quý vị sẽ mê Tivi mà quên đi quý vị. Tivi quyến rũ như thế đó. Quả Đông, anh hãy đem cái Tivi vào tu viện để các vị sư có thể xem những điều kỳ quặc trên thế giới hoặc anh cũng có thể đem đến chỗ ba mẹ anh. Họ già và có đủ kinh nghiệm cho nên đối với họ cũng không có gì đặc biệt lắm. Nếu người trẻ mà xem TiVi, họ sẽ bi lôi cuốn, ngay cả em nhỏ Quả Phương cũng thích xem truyền hình hơn là ăn bánh kẹo. Đây đúng là pháp bất tịnh.

Về Việc Người Xuất Gia Không Xem TiVi2016-05-16T22:00:17-07:00

Về Việc Từ Ngữ Có Thể Thay Đổi, Nhưng Đạo Lý Thì Không

Ngày kia có vị Pháp Sư viếng thăm và nói chuyện về "muối dưa cải" (1), đó là một thuật ngữ thông dụng cho ngồi thiền. Cơ bản, chúng ta đã thảo luận đạo lý về thiền tại đây từ lâu. Nhưng sau buổi pháp thoại, vị Pháp Sư đó hỏi một trong những đệ tử của tôi rằng trước đây cô có từng nghe những điều ông thảo luận hay không, thì cô trả lời, "Không." Thế thì, nếu cô chưa nghe nói về thiền, như thế cô đã từng tu gì? Tất cả chỉ là vì vị Pháp Sư đó sử dụng một từ ngữ khác về thiền, thế thôi. Vị Pháp Sư đó gọi là "muối dưa cải" còn cô thì nói chưa từng nghe về "muối dưa cải" trước đây? Chúng ta tham khảo về thiền mỗi ngày. Nhưng vì cô nói chưa từng nghe về "muối dưa cải", vị Pháp Sư đó nghĩ cô không được chỉ dạy đầy đủ.

Về Việc Từ Ngữ Có Thể Thay Đổi, Nhưng Đạo Lý Thì Không2016-05-16T21:58:30-07:00

Về Khám Phá Sự Kỳ Diệu Của Tùy Nghi

Mới đây tôi yêu cầu Quả Tuần nói một vài lời. Ông từ chối. Sau đó tôi nói, "Cho dù không biết cách nói, quý vị vẫn phải nói. Quý vị đang đại diện cho các đệ tử của tôi ở Hồng Kông. Nếu quý vị không nói, mọi người sẽ nghĩ rằng tất cả đệ tử thuở ban đầu của tôi là bị câm." Vì không muốn làm người câm, ông nói vài lời với quý vị. Quý vị có thể nghĩ đến những gì ông nói và quyết định xem ông nói có lý hay không. Nếu hợp với Đạo, thì làm theo. Nếu không phù hợp với Đạo, thì không theo.

Về Khám Phá Sự Kỳ Diệu Của Tùy Nghi2016-05-16T21:55:31-07:00

Về Việc Đúng Giờ và Hoàn Tất Những Gì Mình Bắt Đầu

Tất cả chư Tăng Ni và Phật tử đều phải tuân theo quy củ và tôn trọng chính mình. Không nên tự xem thường bản thân. Người mà không có tự trọng thì sẽ làm sai, người mà tôn trọng bản thân thì sẽ tuân theo quy luật. Ai muốn lạy Đại Bi Sám thì nên đến chùa 15 phút trước khi buổi lể bắt đầu. Bất cứ khi nào có Pháp Hội ở đạo tràng, cho dù là giảng kinh hay bất kỳ buổi lễ gì khác, mọi người nên đến trước khi buổi lể bắt đầu chứ không nên đến vào giữa lúc. Đừng chậm trễ.

Về Việc Đúng Giờ và Hoàn Tất Những Gì Mình Bắt Đầu2016-05-16T21:53:48-07:00

Về Việc Phiên Dịch và Xuất Bản Kinh Điển Đúng Phương Pháp

Bây giờ tôi có một vấn đề nói cho tất cả quý vị. Tại Tu Viện Kim Sơn Thánh Tự, tăng ni và cư sĩ cùng làm việc với nhau để phiên dịch kinh điển Phật giáo. Trước hết chúng ta phiên dịch những kinh chúng ta đã hiểu, và khi dịch xong thì chúng ta in thành sách. Tuy nhiên, người phiên dịch không nên đem bản kinh sách do mình tự dịch thuật đi tìm nhà in và tự sắp xếp việc in sách này. Làm như vậy là không đúng phương pháp.

Về Việc Phiên Dịch và Xuất Bản Kinh Điển Đúng Phương Pháp2016-05-16T21:36:48-07:00

Nhất Tâm Đảnh Lễ Vạn Phật Thánh Thành – Quyển 3

...Khi chúng tôi đang làm chiếc xe đẩy kéo đồ cho chuyến bái hương trong một xưởng mộc trên một bờ sông ở San Francisco, tôi nhận thấy người thợ mộc bị cụt một ngón tay. Tôi hỏi “Này Alan, vì sao anh bị mất ngón tay vậy?” Anh ta bình thản trả lời “Ban đầu tôi mất bình tĩnh, sau đó tôi mất ngón tay. Đó được gọi là nghiệp”. Anh ta tiếp tục kể mình đã đi làm việc với đầy niệm sân giận đối với cha mình vì cha anh bị bệnh và không chăm sóc nổi bản thân mình. Đầy nóng giận và mất tập trung, Alan đẩy tay vào một cái cưa máy tốc độ cao và bị vạt mất ngón tay. Anh ta nói “Giờ tôi luôn nhắc nhở mình rằng sân giận sẽ đưa mình đến đâu”...

Nhất Tâm Đảnh Lễ Vạn Phật Thánh Thành – Quyển 32016-10-12T16:14:55-07:00

Về Sự Phủ Nhận Đức Hạnh Và Văn Chương Cổ Điển

Trong việc tu tập, chúng ta cần trân trọng đức hạnh và sự tu hành. Một trong số các đệ tử của tôi vốn tự xem mình là một chuyên gia về văn chương cổ điển Trung Hoa, anh ta đã cho rằng đức hạnh là hão huyền. Anh ta dựa vào Hàn Dũ để ủng hộ lý lẽ của mình. Hàn Dũ nói rằng: “Bác Ái (yêu khắp mọi người) gọi là Nhân, thi hành ra cho đúng thì gọi là Nghĩa. Do theo Nhân và Nghĩa đó mà làm thì gọi là Đạo. Lòng mình đầy đủ không trông đợi bên ngoài thì gọi là Đức. Nhân với Nghĩa là những danh xưng đã được khẳng định, Đạo và Đức là chỗ hư huyễn.”...

Về Sự Phủ Nhận Đức Hạnh Và Văn Chương Cổ Điển2016-05-16T20:35:02-07:00

Về Đạo Đức

Người tu hành cần chú trọng Đức Hạnh, Đạo Đức. Đạo Đức là mang lại lợi ích cho người. Dẹp bỏ sự quan tâm giúp cho mình mà hết lòng giúp đỡ mọi người. Sẵn sàng nhận chịu sự nguy hại để bảo vệ người khác khỏi nguy hại. Nói cách khác, nếu quý vị muốn làm lợi ích cho người và không gây tổn hại cho họ, thì điều chính yếu là cần tu Đạo Đức. "Đạo" là bên ngoài, trong khi "Đức" là bên trong. Bên ngoài, quý vị nuôi dưỡng bồi đắp "Đạo" bằng cách tu hành nhiều con đường khác nhau. Một khi quý vị hiểu rõ Đạo ở bên ngoài, thì một cảm giác an lạc tuyệt vời dâng lên bên trong. Quý vị đã liễu đạt được Đức trong tâm.

Về Đạo Đức2016-05-16T20:20:43-07:00

Trích Di Ngôn của Hòa Thượng Tuyên Hóa

...Khi tôi đi rồi, các vị có thể tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật, hoặc một thất, hoặc bảy thất, muốn tụng niệm bao lâu thì tùy các vị. Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả. Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả. Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không....

Trích Di Ngôn của Hòa Thượng Tuyên Hóa2016-10-12T16:14:55-07:00
Go to Top