Kinh Điển

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Phụ Lục

Hôm nay như vậy là đã giảng xong Kinh Địa Tạng, vẫn còn chút ít thì giờ, để tôi kể một vài sự kiện có thật cho quý vị nghe. Có hai người nọ, đều là người Hoa Kỳ—một người tên là Quả Minh. Quả Minh vốn rất thành tâm, song có một thói quen xấu vẫn chưa từ bỏ được. Thói quen gì vậy? Đó là thói thích hút thuốc lá thơm!

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Phụ Lục2016-10-12T16:15:05-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 13

Thế nào gọi là “chúc”? “Chúc” là chúc phó, có nghĩa là giao phó, ủy thác cho; “lụy” là lao lụy, tức là khó nhọc, mệt nhọc. “Chúc lụy nhân thiên” có nghĩa là phó thác cho loài người ở nhân gian và thiên nhân trên cõi trời công việc hoằng dương Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, làm cho bộ kinh này được truyền bá rộng rãi, khiến tất cả chúng sanh đều được thấm nhuần những lợi ích của pháp môn này.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 132016-10-12T16:15:05-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 12

“Thấy” là mắt trông thấy, “nghe” là tai nghe thấy. Trông thấy và nghe thấy đều được lợi ích. Trông thấy cái gì mà được lợi ích? Nghe thấy cái gì mà được lợi ích? Trông thấy hình tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, trông thấy quyển Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, thì đều được lợi ích. Cho dù chúng ta không trông thấy mà chỉ nghe đến danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng và nghe đến Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện thì cũng đều được lợi ích. Vậy, đây là phẩm thứ mười hai, “Thấy, Nghe Đều Được Lợi Ích.”

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 122016-10-12T16:15:05-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 11

Vị địa thần (thần đất) được đề cập đến trong phẩm này có tên là Kiên Lao Ðịa Thần. "Kiên lao" có nghĩa là vừa kiên cố, vừa bền vững. Cái gì kiên cố? Ðất kiên cố. Cái gì bền vững? Cũng là đất—đất rất vững chắc. Chúng ta hiện nay ở trên mặt đất ví như những con kiến trên chiếc thuyền lớn—cả đàn kiến mấy ngàn vạn con cũng chẳng thể làm cho thuyền bị chòng chành, chao đảo được, bởi vì chúng không đủ sức để làm chuyện đó.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 112016-10-12T16:15:07-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 9

"Xưng" tức là xưng niệm, có nghĩa là đọc lên và tưởng nhớ đến; "danh hiệu" có nghĩa là tên. Vậy, "Xưng Danh Hiệu Chư Phật" tức là đọc tên của các đức Phật và nhớ tưởng tới các ngài. Trước kia tôi đã từng giảng rồi, lúc tối sơ mỗi một đức Phật đều có một vạn danh hiệu khác nhau. Về sau, vì người ta không thể nào nhớ được nhiều như thế, cho nên mới giảm bớt, chỉ còn một ngàn danh hiệu.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 92016-10-12T16:15:07-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 8

Chúng ta thường nghe nói tới “thập điện Diêm La,” tức là mười vị vua cai quản mười điện ở địa ngục. Tuy nhiên, theo văn nghĩa của bản kinh này thì ở đây không phải chỉ đề cập đến “thập điện Diêm La” của Nam Thiệm Bộ Châu, mà là bao gồm hết thảy vua Diêm La trên toàn vũ trụ. Mỗi thế giới đều có vua Diêm La, do đó có đến vô lượng vô biên vị vua Diêm La—vô cùng đông đảo. Có những vị vua Diêm La đến từ các thế giới khác như mặt trăng, các vì tinh tú ...; và cũng có những vị đến từ các núi Thiết Vi của những nơi khác.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 82016-10-12T16:15:07-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 7

"Lợi ích" ở đây là lợi ích gì? Ðó là sự lợi ích mà cả "kẻ còn" cùng "người mất" đều được thọ hưởng. "Kẻ còn" tức là người còn sống, và "người mất" tức là người đã chết. Phẩm này mang lại sự lợi ích cho cả người sống lẫn người chết. Ðối với người còn sống thì có được những lợi ích như thế nào ư? Tất cả đều được giảng giải rõ ràng trong phẩm thứ bảy này.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 72016-10-12T16:15:07-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 6

Ðây là phẩm "Như Lai Tán Thán," phẩm thứ sáu. "Như Lai" tức là Ðức Phật, lúc trước tôi đã giảng nhiều lần rồi. "Tán thán" tức là xưng dương tán thán—tấm tắc khen ngợi. Kinh Ðịa Tạng có tổng cộng mười ba phẩm, bây giờ giảng đến phẩm thứ sáu, như vậy là còn bảy phẩm nữa.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 62016-10-12T16:15:07-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 5

Phẩm Danh Hiệu Của Ðịa Ngục là phẩm thứ năm trong bộ Kinh Ðịa Tạng, nói rõ về tên của các địa ngục. Thế nào gọi là "địa ngục" (nhà tù dưới đất)? Ðịa ngục do ai tạo ra? Ở cõi người (nhân gian) có nhà tù, thì tại địa phủ, tức là "cõi âm," cũng có nhà tù. Nhà tù ở nhân gian thì do chính phủ cho xây sẵn, chuẩn bị để giam giữ những kẻ vi phạm luật pháp quốc gia; thế thì nhà tù ở địa phủ có giống như vậy không? Không phải như vậy! Ðịa ngục—nhà tù ở địa phủ—không được tạo dựng sẵn từ trước để chờ đón tội nhân như nhà tù ở nhân gian.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 52016-10-12T16:15:08-07:00
Go to Top