Kinh Điển

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Lạm Bàn Đầu Kinh

Khi giảng kinh, có người giải thích Ngũ thời Bát giáo theo quan điểm tông Thiên Thai, có người giải thích theo tông Hiền Thủ. Theo Trí Giả đại sư, người sáng lập ra tông Thiên Thai đem một đời giáo hóa của đức Như Lai chia làm “Ngũ thời Bát giáo”; dùng “Ngũ thời” để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời là thời Hoa Nghiêm, thời A Hàm, thời Phương Đẳng, thời Bát Nhã, thời Pháp Hoa và Niết Bàn.

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Lạm Bàn Đầu Kinh2016-04-21T20:47:46-07:00

Tướng Trạng Của Tâm

Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

Tướng Trạng Của Tâm2016-04-21T20:39:58-07:00

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Phẩm Tựa

“Tôi nghe như vầy”: như vầy là “tín thành tựu”; tôi nghe là “văn thành tựu”. Pháp như vầy mới có thể tin, pháp không như vầy thì không thể tin; cho nên “như vầy” chính là “tín thành tựu”. Phàm những kinh điển Phật nói đều có sáu loại thành tựu, đó là: tín thành tựu, văn thành tựu, thời thành tựu, chủ thành tựu, xứ thành tựu và chúng thành tựu.

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Phẩm Tựa2016-10-12T16:15:20-07:00

Phật Tổ Đạo Ảnh

Tượng vẽ truyền qua theo bạch mã
Cố cung còn nhớ ngắm linh hình
Nay đốt nhang thơm thân đảnh lễ
Thiên nhan rạng rỡ mắt tinh anh.

Phật Tổ Đạo Ảnh2016-10-12T16:15:20-07:00

Kệ thỉnh chuyển pháp luân

Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy, Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng: Nhĩ thời, Phổ Hiền Bồ-tát Ma-ha-tát dục trùng tuyên thử nghĩa, phổ quán thập phương nhi thuyết kệ ngôn: Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy: Ngay lúc ấy đại Bồ-tát Phổ Hiền muốn nói rõ lại ý nghĩa trên. Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng”: Ngài liền quán sát căn tính và nhân duyên của chúng sinh khắp mười phương và tuyên nói kệ. Quý vị xem, Bồ-tát Phổ Hiền rất từ bi với chúng ta, vì sợ chúng ta còn chưa  rõ được ý nghĩa trong kinh văn nên Ngài nói tiếp kệ tụng để thuyết minh thêm một lần nữa.

Kệ thỉnh chuyển pháp luân2016-10-12T16:15:21-07:00

Khai Thị Về Ái Dục

Nên biết ái dục là gốc rễ của sanh tử. Chúng sanh chịu khổ trong vòng luân hồi đều là do lòng ái dục mà ra. Truy cho cùng gốc ái dục thì nào phải chỉ mới có trong đời này, hay đã có từ 2, 3, 4 kiếp trước đâu. Nó đã có từ vô thỉ kiếp, khi sanh tử mới bắt đầu vậy. Đời đời kiếp kiếp, bỏ thân này sanh thân kia, đều do ái dục làm cho luân chuyển. Chỉ đến ngày nay, thử hỏi mình đã có một mảy may ý nghĩ tạm rời cái gốc rễ ái dục này chưa? Bởi cái hột giống, cái gốc rễ ái dục quá sâu dầy, nên sanh tử cứ vô cùng vô tận.

Khai Thị Về Ái Dục2016-10-12T16:15:22-07:00

Về Việc Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Các Hành Giả 

Việc nói chuyện phiếm với hai tăng sĩ đang hành hương lễ lạy như vậy thật quá tệ hại. Thậm chí có thể họ đang bên bờ mé giác ngộ nhưng khi quý vị đến thì họ bị loạn tâm. Đó không phải là cách để khuyến khích họ tu hành. Nếu quý vị giúp họ bái lạy thêm một vài lần hoặc lạy cùng họ thì việc đó không sao, quý vị có thể bái lạy cùng họ 10 tiếng hay 20 tiếng đồng hồ cũng được. Thí dụ như Quả Hồi đã đến đó và bái lạy cùng họ. Nhưng nói chuyện phiếm với họ thì không được. Lúc bắt đầu họ đã rất thành tâm và tập trung cao độ, nhưng ngay khi quý vị nói chuyện với họ thì họ không còn định tâm được nữa. Quý vị có hiểu đạo lý này không?

Về Việc Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Các Hành Giả 2016-04-19T18:44:27-07:00

Quy Y Cần Tìm Vị Thầy Tốt

Thiện Tài Đồng Tử tuy là một em bé, nhưng sức thần thông thì rất lớn, thần thông của Thiện Tài là bất khả tư nghị. Thiện Tài Đồng Tử có năm mươi ba vị thầy, và vì có năm mươi ba vị thầy cho nên Phật giáo Trung Hoa chịu sự ảnh hưởng phức tạp. Phức tạp ra làm sao? Có một số tín đồ Phật giáo bắt chước Thiện Tài Đồng Tử nói: “Thiện Tài Đồng Tử có năm mươi ba vị thầy thì tối thiểu tôi cũng phải có mười vị, hai mươi vị hay ba mươi vị thầy, như thế chẳng phải là quá nhiều”. Hành vi như thế là rất mê tín, vô cùng sai lầm!

Quy Y Cần Tìm Vị Thầy Tốt2016-04-19T18:40:16-07:00

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới

Trong kinh điển nhà Phật thì Kinh Hoa Nghiêm này là vua của các kinh, cũng là vua trong các vua. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng là vua trong các kinh nhưng không thể xưng là vua trong các vua được. Bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm này được tôn là vua của các vua, là bộ kinh thuộc hệ Đại thừa dài nhất mà Đức Phật đã thuyết, nhưng thời gian Phật thuyết kinh lại không dài lắm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói bộ đại Hoa Nghiêm này chỉ vỏn vẹn trong vòng hai mươi mốt ngày.

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới2016-04-19T18:36:57-07:00

Tôn Giả Xá Lợi Phất – Trí Tuệ Đệ Nhất

“Xá Lợi Phất”: Về Tôn giả Xá Lợi Phất, tôi tin là mọi người đều rất quen thuộc, đều nhớ rất rõ vị Tôn giả này, vì Tôn giả có một đoạn nhân duyên khiến cho người ta không thể quên. Cậu của Tôn giả Xá Lợi Phất, tên là Ma Ha Câu Hy La, thường cùng người chị  biện luận với nhau; và mỗi lần biện luận như thế, người chị luôn là người thua cuộc, còn Ma Ha Câu Hy La luôn là kẻ thắng cuộc; nhưng sau khi người chị mang thai thì điều kỳ lạ đã xuất hiện.

Tôn Giả Xá Lợi Phất – Trí Tuệ Đệ Nhất2016-10-12T16:15:24-07:00
Go to Top