Lời Khuyên Cho Một Người Bệnh Ung Thư
Bản ghi chép cuộc phỏng vấn này với ông Smith - môt viên chức quận hạt - và vợ ông ta, người đang bị bệnh ung thư, được một đệ tử người tây phương cung cấp và được phiên dịch sang Hoa ngữ
Bản ghi chép cuộc phỏng vấn này với ông Smith - môt viên chức quận hạt - và vợ ông ta, người đang bị bệnh ung thư, được một đệ tử người tây phương cung cấp và được phiên dịch sang Hoa ngữ
English | Vietnamese TRĂNG KHUYẾT SẼ DẦN TRÒN Thầy Hằng Lai Chia Sẻ về Căn Bản Tu Học Phật Pháp với các [...]
Kính lễ chư Phật, chư Bồ tát, Hòa Thượng, quý Thầy Cô, chư vị Thiện trí thức, tên tôi là Nguyễn Thiên. Nguyên vì chúng ta vừa viên mãn khóa Thất Địa Tạng, tối nay theo tôi nghĩ có thể là ý kiến hay là nói về vị Thầy đầu tiên của tôi và ảnh hưởng Đạo Phật lớn nhất đối với tôi. Tôi muốn kể với quý vị về mẹ của tôi, về Đạo Phật và kinh nghiệm của tôi tại Vạn Phật Thánh Thành . Buổi nói chuyện này đặc biệt dành cho các em thanh thiếu niên và các bạn trẻ trong Đại chúng.
English and Chinese | Vietnamese Tôi Đã Được Cứu Sống Khỏi Tay Quỷ Tỳ Kheo Ni người Mỹ Hằng Ẩn, viết tại [...]
Có hành giả dạy ngồi thiền, bảo người khán (nhìn) cái tâm của mình; quán tịnh là ra sao? Không động không khởi, từ đó liền có công phu. Người mê không hiểu đạo lý này lại nói: "ngồi ở một chỗ không động không khởi sẽ có công phu, có thiền định," từ đó sanh ra chấp trước mà điên cuồng. Giống như lúc trước có rất nhiều người đến đây, xưng là đã khai ngộ. Ôi! không biết họ khai ngộ như thế nào, mà chính họ lại tin tưởng mình đã khai ngộ, đó chính là chấp trước thành điên. Những loại người như thế rất nhiều, mà còn truyền từ người này qua người khác, họ ấn chứng cho tôi nói như thế là khai ngộ, họ cũng ấn chứng cho quý vị nói đó chính là khai ngộ, kỳ thực đó là điều sai lầm rất lớn...
...Ngài lập tức kêu mọi người đưa cô gái có tên Trang Ngọc Chi (1) lên khán đài. Trước cái nhìn chăm chú theo dõi của hơn 2000 người, Hòa Thượng lấy một chiếc khăn tay màu trắng, đặt nó lên phía trên cổ họng của cô Trang Ngọc Chi, và chú tâm hộ trì cho cô gái bị câm điếc ấy. Trong khi đó, các Pháp sư tháp tùng theo phái đoàn đứng cùng cô gái để dạy cô niệm "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát". Lúc đầu, cô gái phản ứng chậm và còn do dự vì cô có biểu hiện sự đãng trí. Tuy nhiên chưa đầy 2 phút sau, cô gái nói không ra lời đó bắt đầu lẩm bẩm, cố gắng phát ra một vài âm thanh giản dị. Vào lúc đó Hòa Thượng bằng một giọng nói lớn và rõ ràng, được khuếch đại qua máy vi âm (microphone), hướng về đại chúng nói: "Mọi người hãy cùng tham gia niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, với một lòng hồi hướng công đức đến cô gái trẻ này, để cô có thể tức thời nói được ngay."..
Giọt nước cành dương, rưới khắp ba ngàn thế giới,
Tánh không tám đức lợi nhân thiên,
Phước huệ lại càng thêm,
Núi lửa hóa hồng liên.
Nam Mô Thanh Lương Ðịa Bồ Tát (3 lần)
Quý vị không nên trả lời các câu hỏi nêu ra bởi bất kỳ vị Pháp Sư nào đến đây, ngoại trừ trong giờ thuyết pháp hoặc ở trong lớp học. Khi vừa mới trả lời thì quý vị đã sai, không có cách gì đúng được. Tại sao? Phần lớn những câu hỏi của các vị khách tăng là để vạch ra lỗi của quý vị. Ngay cả khi quý vị trả lời đúng, Pháp Sư khách tăng sẽ cho rằng quý vị sai, để chứng tỏ rằng họ hay hơn quý vị. Về căn bản, bất cứ ai có giáo dục tốt đẹp đều biết rằng không nên đặt câu hỏi khi viếng thăm các nơi khác. Người đó đáng lẽ không nên khảo nghiệm người khác để xem những gì người kia hiểu hay không hiểu...
Mấy chữ "Các vị Bồ-tát" là nói nhiều Bồ-tát, cũng có thể chỉ tất cả các vị Bồ-tát, mà cũng có thể chỉ một vị Bồ-tát. Ðó là vị Bồ-tát nào? Chính là vị nào muốn hàng phục tâm. Tại làm sao giảng chữ "các" (chư) lại có thể giảng là tất cả, có thể giảng là nhiều, mà cũng có thể giảng là một vị vậy? Chúng ta nên hiểu rằng, nhiều chính là một, một chính là nhiều. Nhiều là do hợp lại từng vị một mà thành, nên một tức nhiều, nhiều tức một. Nhìn qua thì tựa như có hai, chẳng đồng một thứ, kỳ thật chẳng phải là hai thứ khác nhau...
Chúng con rất may mắn có một chỗ tốt như thế này. Chỗ nầy từng là một nhà tu kín Công giáo. Những nữ tu sĩ đã sống cuộc sống giam mình trong nhà tu kín tai đây trong 40 năm. Vì họ không bao giờ đi ra ngoài, nên họ có bệnh viện và lò bánh mì của riêng ho để làm bánh mì và bánh bích quy. Mặc dầu có người cúng dường cho họ, nhưng nhà tu kín này không hoàn toàn mở ra cho mọi người. Có một khu vực nhỏ ở phía trước dành cho khách đến thăm, nhưng phần còn lại của nhà tu kín thi đóng kín đối với người ngoài...