Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Phóng Tầm Mắt Nhìn Thế Giới

Tôi bắt đầu chuyến đi xuyên Á tại Hương Cảng, thuộc đảo Lạn Đầu (Lan Tau). Trong tháng Bảy, tôi ở tại tu viện của Hòa Thượng tại Hương Cảng. Sang tháng Tám, tôi đếnKuala Lumpur (Mã Lai) để tham gia vào phái đoàn đi Á châu của Hội Phật Giáo Trung-Mỹ và Đại Học Phật Giáo Pháp Giới. Ngay từ giây phút đầu tiên, phái đoàn đã bị bao quanh bởi đông đảo người đến nghe Phật pháp. Có lúc con số lên đến hàng ngàn.

05-10-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Quản Trị Công Việc Công

Tối nay, tôi sẽ bắt đầu với câu chuyện về “điện thoại”. Tại sao? Như quý vị đều biết, tôi làm việc ở phòng hành chánh, và như mọi lần, tôi sẽ chia sẻ với quý vị điều tôi thấy và nghe tại quầy tiếp khách. Ở phòng hành chánh, hàng ngày chúng tôi nhận rất nhiều cuộc gọi; điện thoại đóng vai trò rất quan trọng trong công việc của chúng tôi. Quý vị có thể nói rằng đó chính là cánh cửa của chúng tôi nối với thế giới bên ngoài.

05-10-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp|

Khủng Hoảng Của Đời Sống Hiện Đại

Trước tháng bảy âm lịch năm 2010, một đàn sâu bọ nhỏ bất thình lình xuất hiện ở sân sau nhà chúng tôi. Chúng bò lên khắp cả đất và trên tường. Những con sâu bọ nhỏ này bắt đầu từ khu hàng xóm bên trái và cuối cùng tàn phá sân sau của nhiều căn nhà. Số lượng của chúng tăng lên một cách nhanh chóng. Bạn cùng phòng của tôi nghi ngờ rằng nguyên nhân là do một con vật mà nhà hàng xóm bên trái của chúng tôi đã giết bằng một khẩu súng và chôn ở sân sau nhà ông ta; tuy nhiên, chúng tôi không có bất cứ bằng chứng gì để ủng hộ giả thuyết này.

05-10-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp, Tin Tức|

Kho Tàng Giới Luật Vô Tận

Trong Phật giáo, chúng ta không chỉ cần nghiên cứu Kinh điển mà còn phải dành thời gian để thực hành. Chúng ta phải thiền tập. Chúng ta không chỉ nói về thiền mà chẳng thực hành gì. Phải dành thời gian để thiền. Thế thì làm sao còn thời gian để nghiên cứu những thứ khác được?

05-10-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Trích Di Ngôn của Hòa thượng Tuyên Hóa

Là người thì ai cũng trải qua sanh, lão, bệnh, tử, Phật còn phải nhập Niết bàn khi đã đến lúc. Lần này tôi lâm bệnh, thắm thoát đã năm năm rồi. Ba năm trước, tôi vẫn tiếp tục lo giảng Kinh thuyết Pháp như thường lệ. Các vị đâu biết rằng tôi hoằng dương Phật Pháp trong khi đang mang bệnh. Nay tôi cảm thấy căn bệnh một ngày một thêm trầm trọng. Chừng nào lành, khi nào tệ hơn cũng không biết, cho nên tôi nói để các vị biết làm sao về chuyện hậu sự.

05-10-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Pháp Nhũ Thâm Ân

Sách này tuyển chọn một số bài viết của các đệ tử xuất gia và tại gia của Hòa Thượng Thượng Tuyên Hạ Hóa. Đa số các bài được chuyển dịch từ quyển “Phật pháp đã thay đổi đời tôi!” Nguyên văn: "How Buddhism changed my life!". Sách cũng trích dịch từ những bài trong nguyệt san Vajra Bodhi Sea của Vạn Phật Thánh Thành. Ngoài ra cũng gồm một số bài giảng thâm thúy cùng các câu chuyện với lời lẽ ví von vui tươi của Hòa Thượng.

05-10-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Vietnamese Essays

Khi Ngài đang trải qua bao gian lao khổ cực để mang Phật pháp sang phương Tây thì con còn đang lang thang ở một nơi vô định. Đến khi tóc Ngài đã bạc trắng thì con mới chào đời. Và khi con đã đủ khôn lớn để có thể tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp thì Ngài đã viên tịch. Con không thể diễn tả được hết sự tiếc nuối của mình khi không có đủ nhân duyên được chứng kiến sự hiện diện của Ngài, được Ngài dạy dỗ và được làm một người đệ tử của Ngài.

05-09-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp|

Hòa Thượng Tuyên Hóa qua sự hiểu biết của tôi

Thật khó để viết về một người đặc biệt như Sư Phụ. Những ranh giới làm hạn chế hầu hết chúng ta lại không tồn tại đối với Ngài.  Tâm lượng Ngài vô hạn, nhiếp thọ tất cả mọi người – người giàu hay kẻ nghèo, lãnh đạo của quốc gia hay dân thường, trẻ em và người già, người theo Phật giáo hay Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, người Do Thái, người Châu Á, châu Mỹ hay châu Âu. Ngài thấu rõ mọi khác biệt giữa chúng ta, hoàn toàn hiểu rõ tất cả chúng ta, nỗ lực hết sức để đưa Phật pháp vào tâm ta và mở rộng tâm lượng chúng ta.

05-09-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp|

Về Sự Cần Thiết Của Việc Thật Sự Tu Hành

Tất cả quý vị đây tại chùa Kim Sơn, dù là Phật tử tại gia hay đệ tử xuất gia, quý vị cần nên dũng cảm và tinh tấn vì đây là sự khởi đầu của đạo Phật tại Tây phương. Chúng ta cần có những người tu hành giác ngộ và chứng đạt Thánh quả. Nếu có được những vị giác ngộ và chứng Thánh đạo thì Đạo Phật có thể dễ dàng được truyền bá rộng xa.

05-09-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Cường Độ của Một Thiên Tai

Cơn họa thiên tai tiềm tàng này không những liên quan đến một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Nhưng hiện nay có hai vị sư phát tâm thực hành một cuộc hành trình lễ bái, cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Họ có thể bị nhiều người khác xem là ngu xuẩn và sự bái lạy là một hành động ngốc nghếch, nhưng trên thực tế, bằng phương pháp ngốc nghếch và lạc hậu đó, họ đã có thể giúp tránh được sự va chạm với sao chổi, một sự va chạm có thể đưa đến sự hủy diệt địa cầu.

05-06-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Kính Chiếu Yêu

Chân lý chính là vàng thật (chân kim), mà kinh Lăng Nghiêm chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo. Tại sao tôi nói “Kinh Lăng Nghiêm” là chân thật? Là vì nghĩa lý trong kinh được Phật giảng giải rất rõ ràng, rất chính xác, cho nên dù thiên ma hay ngoại đạo cũng đều phải hiện nguyên hình, cho đến những kẻ giả mạo thiện tri thức cũng bị lộ sạch bản chất khi kính này soi tới. Vì vậy “Kinh Lăng Nghiêm” chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo.

05-05-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Không nên lấy tình thức để học Phật pháp. Phải thực thà lấy chân tâm mà học Phật!

Người tu hành là cần dẹp bỏ tình thức. Đối với mọi người, ta không dùng tình cảm để mua chuộc ai, trong quan hệ bạn bè thì không có tư tâm, luôn luôn giữ sự thực thà và không có một tình cảm nào khác ngoài sự chân thành; phải kiên quyết đối xử với mọi người như đối xử với chính mình vậy.

05-05-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Ý nghĩa Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Phật thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy ngài Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con phải thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ đã nuôi dưỡng mình." Ngài Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.

05-05-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Tôn Giả Mục Kiền Liên – Thần Thông Đệ Nhất

Mục Kiền Liên là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “phục lai căn,” còn dịch là “thái thúc thị”. Tên của Tôn giả là “Câu Luật Đà”, vốn là tên của một loại cây. Sự chào đời của Tôn giả cũng có một nhân duyên như Tôn giả Đại Ca Diếp vậy--Tôn giả Đại Ca Diếp là do cha mẹ cầu khẩn dưới cây mà sinh ra; thì Tôn giả Mục Kiền Liên cũng vậy, cũng do cha mẹ cầu tự dưới cây Câu Luật Đà mà sinh ra, cho nên lấy tên của cây nầy đặt tên cho con.

05-05-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Kinh Vu Lan Bồn

Ta từng nghe lời tạc như vầy:

Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
...

05-05-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|

Kinh Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân

Tôi nghe thế nầy : một khi Phật ở, trong một Tinh Xá, vườn Cấp-cô- độc, cây của Kỳ-Ðà, cùng các Tăng-già, có trên hai vạn, thêm tám nghìn người , cùng chư Bồ-Tát. Bấy giờ Thế-Tôn, cùng với Ðại chúng, nhân buổi nhàn du đi về phía nam, thấy đống xương khô chất cao như núi Ðức Phật Thế Tôn liền sụp lạy ngay đống xương ấy. Tôi bạch Phật rằng : Lạy Ðức Thế Tôn, Ngài ở trên ngôi chí Tôn, chí Qúy, Thầy cả ba cõi Cha lành bốn loài thiên thựơng nhân gian thảy đều tôn kính, sao Ngài lại lễ đống xương kia.

05-05-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|

Noi Gương Ðịa Tạng Vương Bồ Tát

Thế nào gọi là Bồ Tát Ðịa Tạng? Vị Bồ-tát này cũng như đại địa, chứa hết vạn vật. Hết thảy vạn vật do đất mà sanh ra, nương đất mà lớn lên. Bất kể chúng sanh hữu tình hay vô tình, không thể rời khỏi đại địa mà tồn tại được, từ đó mà suy ra con người chúng ta mỗi một lần thở ra, thở vào, một cử một động, một lời nói một hành động, từng giờ từng khắc, đều sinh hoạt ở trên pháp thân của Bồ Tát Ðịa Tạng, chẳng qua chính chúng ta không hay biết đó mà thôi.

05-05-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Tông chỉ Kinh Ðịa Tạng

Bộ Kinh này lấy gì làm tông chỉ? Tông chỉ của bộ Kinh này gồm có bốn điều và được bao hàm trong tám chữ "Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân." Tám chữ này nói lên điều gì? Ðó là "tinh nghiên hiếu đạo" - đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người nếu biết giữ hiếu đạo thì trời đất sáng ngời rạng rỡ. Ðiều khiến cho trời đất cảm động cũng chính là lòng hiếu thảo, nên nói: ""Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên" (trời đất đều xem trọng đạo hiếu, hiếu là trước nhất).

05-05-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Duyên Khởi

Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.

05-03-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|
Go to Top