Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Phụ Lục
Hôm nay như vậy là đã giảng xong Kinh Địa Tạng, vẫn còn chút ít thì giờ, để tôi kể một vài sự kiện có thật cho quý vị nghe. Có hai người nọ, đều là người Hoa Kỳ—một người tên là Quả Minh. Quả Minh vốn rất thành tâm, song có một thói quen xấu vẫn chưa từ bỏ được. Thói quen gì vậy? Đó là thói thích hút thuốc lá thơm!
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 13
Thế nào gọi là “chúc”? “Chúc” là chúc phó, có nghĩa là giao phó, ủy thác cho; “lụy” là lao lụy, tức là khó nhọc, mệt nhọc. “Chúc lụy nhân thiên” có nghĩa là phó thác cho loài người ở nhân gian và thiên nhân trên cõi trời công việc hoằng dương Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, làm cho bộ kinh này được truyền bá rộng rãi, khiến tất cả chúng sanh đều được thấm nhuần những lợi ích của pháp môn này.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 12
“Thấy” là mắt trông thấy, “nghe” là tai nghe thấy. Trông thấy và nghe thấy đều được lợi ích. Trông thấy cái gì mà được lợi ích? Nghe thấy cái gì mà được lợi ích? Trông thấy hình tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, trông thấy quyển Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, thì đều được lợi ích. Cho dù chúng ta không trông thấy mà chỉ nghe đến danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng và nghe đến Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện thì cũng đều được lợi ích. Vậy, đây là phẩm thứ mười hai, “Thấy, Nghe Đều Được Lợi Ích.”
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 11
Vị địa thần (thần đất) được đề cập đến trong phẩm này có tên là Kiên Lao Ðịa Thần. "Kiên lao" có nghĩa là vừa kiên cố, vừa bền vững. Cái gì kiên cố? Ðất kiên cố. Cái gì bền vững? Cũng là đất—đất rất vững chắc. Chúng ta hiện nay ở trên mặt đất ví như những con kiến trên chiếc thuyền lớn—cả đàn kiến mấy ngàn vạn con cũng chẳng thể làm cho thuyền bị chòng chành, chao đảo được, bởi vì chúng không đủ sức để làm chuyện đó.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 10
"So sánh" là cân nhắc, đo lường, so bì với nhau để biết được sự khác biệt. "Bố thí" nghĩa là đem cho cùng khắp; và gồm có ba loại là tài thí, Pháp thí và vô úy thí.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 9
"Xưng" tức là xưng niệm, có nghĩa là đọc lên và tưởng nhớ đến; "danh hiệu" có nghĩa là tên. Vậy, "Xưng Danh Hiệu Chư Phật" tức là đọc tên của các đức Phật và nhớ tưởng tới các ngài. Trước kia tôi đã từng giảng rồi, lúc tối sơ mỗi một đức Phật đều có một vạn danh hiệu khác nhau. Về sau, vì người ta không thể nào nhớ được nhiều như thế, cho nên mới giảm bớt, chỉ còn một ngàn danh hiệu.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 8
Chúng ta thường nghe nói tới “thập điện Diêm La,” tức là mười vị vua cai quản mười điện ở địa ngục. Tuy nhiên, theo văn nghĩa của bản kinh này thì ở đây không phải chỉ đề cập đến “thập điện Diêm La” của Nam Thiệm Bộ Châu, mà là bao gồm hết thảy vua Diêm La trên toàn vũ trụ. Mỗi thế giới đều có vua Diêm La, do đó có đến vô lượng vô biên vị vua Diêm La—vô cùng đông đảo. Có những vị vua Diêm La đến từ các thế giới khác như mặt trăng, các vì tinh tú ...; và cũng có những vị đến từ các núi Thiết Vi của những nơi khác.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 7
"Lợi ích" ở đây là lợi ích gì? Ðó là sự lợi ích mà cả "kẻ còn" cùng "người mất" đều được thọ hưởng. "Kẻ còn" tức là người còn sống, và "người mất" tức là người đã chết. Phẩm này mang lại sự lợi ích cho cả người sống lẫn người chết. Ðối với người còn sống thì có được những lợi ích như thế nào ư? Tất cả đều được giảng giải rõ ràng trong phẩm thứ bảy này.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 6
Ðây là phẩm "Như Lai Tán Thán," phẩm thứ sáu. "Như Lai" tức là Ðức Phật, lúc trước tôi đã giảng nhiều lần rồi. "Tán thán" tức là xưng dương tán thán—tấm tắc khen ngợi. Kinh Ðịa Tạng có tổng cộng mười ba phẩm, bây giờ giảng đến phẩm thứ sáu, như vậy là còn bảy phẩm nữa.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 5
Phẩm Danh Hiệu Của Ðịa Ngục là phẩm thứ năm trong bộ Kinh Ðịa Tạng, nói rõ về tên của các địa ngục. Thế nào gọi là "địa ngục" (nhà tù dưới đất)? Ðịa ngục do ai tạo ra? Ở cõi người (nhân gian) có nhà tù, thì tại địa phủ, tức là "cõi âm," cũng có nhà tù. Nhà tù ở nhân gian thì do chính phủ cho xây sẵn, chuẩn bị để giam giữ những kẻ vi phạm luật pháp quốc gia; thế thì nhà tù ở địa phủ có giống như vậy không? Không phải như vậy! Ðịa ngục—nhà tù ở địa phủ—không được tạo dựng sẵn từ trước để chờ đón tội nhân như nhà tù ở nhân gian.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 4
"Cõi Diêm Phù" tức là cõi Nam Diêm Phù Ðề này của chúng ta. "Chúng sanh" tức là hết thảy mọi loài có sinh ra. "Nghiệp" là nghiệp nhân do mình tạo tác; "cảm" là chiêu cảm, cảm vời ra. Vậy, gây nghiệp gì thì thọ báo đó—trồng thiện nhân thì được thiện quả, gieo ác nhân tất gặp ác báo; đó gọi là "nghiệp cảm."
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 3
Ðây là phẩm thứ ba, nói về các nghiệp duyên của chúng sanh. "Quán" là quán sát, xem xét. Thế nào gọi là "chúng sanh"? "Chúng" có nghĩa là nhiều; "sanh" tức là sinh ra. Bởi do năm nhân tố—Sắc (hình sắc), Thọ (cảm thọ), Tưởng (suy nghĩ), Hành (hành vi), Thức (ý thức)—buộc ràng mà tạo thành thân thể, và do tác động của nhân duyên cảnh giới mà sinh ra, nên gọi là "chúng sanh."
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 2
Phẩm Phân Thân Tập Hội là phẩm thứ hai trong số mười ba phẩm, và thuộc quyển Thượng trong toàn bộ ba quyển Thượng, Trung, Hạ của Kinh Ðịa Tạng. "Phân thân"—thân thể làm sao có thể phân chia ra được? "Phân thân" ở đây cũng có thể gọi là "phân linh," "phân tánh," hoặc "phân tâm." Vì sao gọi là "phân linh"?
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 1
Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.
Kinh Lăng-Nghiêm
Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Ðường Trung Thiên Trúc Sa môn Bát Thích Mật Ðế dịch. Ô Trường quốc Sa [...]
Về Sự Chân Thành Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Phật Pháp
Hôm nay Quả Dương và Quả Yao đã thành hôn tại Kim Sơn Tự. Sự thành tâm của họ đối với Phật Pháp rất rõ ràng vì họ đã đến đây để nghe giảng Kinh chiều hôm nay. Họ đã không vội đi về miền núi hay vùng biển để nghỉ mát. Ngược lại, tối nay họ đã trở lại đây để nghe Pháp. Tôi đã làm lễ thành hôn cho nhiều vị đê tử khác tại chùa Kim Sơn nhưng những người đó đã không màng để tâm trở lại nghe thuyết pháp. Cho nên nếu so sánh thì hai vị đệ tử được tôi thành hôn hôm nay khá khác biệt.
Hướng Dẫn Thiền Tập
Tiếng Hán, ngồi thiền là “đả tọa”. Tọa là ngồi, còn đả nghĩa là đánh. Ngồi chịu đòn, chịu đánh. Song ai đánh ai đây? Bạn tự đánh bạn đấy! Thế nghĩa là lý gì? Đa số người khi bắt đầu tập ngồi, họ không thực hành một cách thành thật, hễ ngồi vào thì thân nghiêng qua vẹo lại, đầu chúi tới gật lui, loay hoay nhúc nhích hoài mà không an định được. Tóm lại, họ ngồi không yên định được. Tuy vậy, chính cái chỗ, chính cái lúc không an định này mình phải làm chủ: đó gọi là định. Thân không muốn định, mình phải quản thúc, kiềm chế nó, cũng giống như “đập” nó vậy. Do đó gọi là "đả tọa”. Bạn cũng không để tâm ngó ra ngoài. Mỗi khi ý niệm chạy rong bạn phải lập tức kéo nó về lại, khiến cho tâm mình không chạy ra ngoài. Bạn sẽ cảm giác cái việc “kéo lại” này đau khổ thật chẳng khác gì sự khổ sở của kẻ bị đánh vậy. Do đó gọi là "đả tọa”.
Gậy Kim Cang Hét (PDF)
Gậy Kim Cang Hét (PDF)
Gậy Kim Cang Hét – Quyển 1
...Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp. Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp...
Giới Thiệu: Con Đường Khó Khăn
Với việc thành lập Tăng Đoàn Hoa Kỳ mới, Hòa Thượng lúc đó đã sẵn sàng khởi sự một chương trình vĩ đại cho Phật giáo Hoa Kỳ. Hòa Thượng giải thích rằng công việc trong cuộc đời của ngài nằm trong ba lãnh vực chính
You must be logged in to post a comment.