Hòa Thượng Tuyên Hóa Hồi Hướng Công Đức
Tôi vừa mới đến Vạn Phật Thánh Thành và có rất nhiều công việc để làm. Tôi đến nhà bếp để chuẩn bị rau cải, nấu cơm, rửa chén dĩa và lau sàn nhà ..., và sau đó vội vàng chạy đi lạy Đại Bi Sám. Mỗi ngày chúng tôi đều như vậy. Lúc đó có một hôm chỉ có sáu người lạy Vạn Phật Bảo Sám--một người gõ mõ, một người làm vai trò Dẫn Chúng (Duy-na), hai người nam cư sĩ, một Pháp Sư và tôi--tôi là nữ cư sĩ duy nhất.
Đời Đời Kiếp Kiếp Học Hạnh Từ Bi
Căn lành của Sư cô Hằng Trinh đã đưa cô đến với Chùa Kim Phật tại Vancouver, Canada, vào năm 1984 khi ngôi chùa này vừa mới được thành lập. Do nhân duyên quan sát Hòa Thượng Tuyên Hóa từ xa trong những chuyến viếng thăm hiếm quý của Hòa Thượng, Sư cô đã phát Bồ Đề Tâm. Lúc đó, tuy vẫn còn là cư sĩ tại gia, nhưng vì chứng kiến Thượng Nhân hoàn toàn quên mình, đem trí huệ, dùng quyền xảo phương tiện để giúp đỡ người khác, mà không cảm thấy mệt nhọc, khiến cho cô cảm động, phát tâm muốn xuất gia tu hành
Con Trai Tôi Trở Thành Gì Vậy?
Mẹ của pháp sư kể lại: “Eric chào đời vào một buổi sáng tháng tư đầy giông bão năm 1946”. Ca đẻ rất đau đớn. “Chúng tôi luôn nghĩ rằng sự nhạy cảm của con trai mình có thể liên quan đến sự chào đời đau đớn này. Eric là một đứa bé gần như hoàn hảo, trầm lặng, khỏe khoắn và rất cảnh giác. Đầu của Eric không bao giờ gục xuống và Eric giống như một miếng bọt biển không ngừng hấp thu mọi thứ xung quanh mỗi khi còn thức...
Bài Ca Túi Da
Bài ca túi da, túi da hề !
Trước thưở kiếp không, chẳng sắc danh,
Quá Phật Uy-Âm thành ngăn ngại.
Ba trăm sáu chục dây gân kết,
Tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông.
Phân tam tài, hợp tứ đại,
Đội trời đạp đất bao khí thế!
Biết nhân quả, biện thời thế,
Quán sát cổ kim chỗ tối tăm.
Bởi gốc mê lầm chấp hư huyễn,
Lụy cha mẹ, luyến vợ con,
Theo vô minh kết thành oan nghiệt.
Xuất Gia
Bồ-tát tại gia nầy nếu vào chùa Phật, đầu tiên lúc sắp vào, nơi ngoài cổng chùa, năm vóc gieo xuống đất suy nghĩ như vầy: Ðây là trụ xứ của người thiện, là trụ xứ của người tu hành Không, là trụ xứ của người hành Vô tướng, là trụ xứ của người hành Vô nguyện. Ðây là trụ xứ của những người hành từ bi hỷ xả, là trụ xứ của những người chánh hành, chánh niệm.
Quả báo thông ba đời
Trong Kinh Phật thường nói: “Quả báo thông ba đời và người sanh con cái lược có bốn nhân.” Quả báo thông ba đời gồm có: hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là đời nay làm dữ, lành, đời nay được họa phước; như sĩ tử siêng cần học tập, hiện thân được công danh. Việc này mắt phàm đều có thể thấy. Sanh báo là đời nay làm dữ lành, đời sau được họa phước;
Về Việc Không Hòa Đồng Với Đại Chúng (*)
Một nữ cư sĩ đến San Francisco vào mùng một tháng này và đang tá túc tại Viện Dịch Kinh, bà ấy đã không đến Chùa Kim Sơn để tham gia các buổi thuyết giảng và sinh hoạt. Nhưng tại đây, chúng ta không làm như vậy. Tại chùa của chúng ta, đại chúng đều cùng làm việc chung với nhau. Quý vị nên làm những việc mà bao người khác đang làm. Quý vị không nên làm những việc riêng tư và cố ý nổi bật hay khác thường với những người xung quanh.
Về một cảm ứng lý thú
Còn nữa, hôm nay (ngày 19 tháng mười, 1973) có một tin lý thú. Là tin gì? Đây là chuyện về hai vị (Tỳ-kheo) Quả Du và Quả Đạo (1) đang đi “Tam Bộ Nhất Bái”. Quả Đạo đang bái lạy và bất ngờ nhận ra: “Quần của tôi bị rách tét rồi”. Lạy thêm một lần nữa thì anh ta thốt lên “Quần mình càng bị rách tét thêm nhiều hơn nữa!”
Hoài Niệm & Tri Ân
Sau khi đến Hoa Kỳ theo lời mời của một số đệ tử từ Hồng Kông (đã đến Hoa Kỳ trước đó *), Sư phụ (tác giả muốn nói đến Hòa Thượng Tuyên Hóa – người dịch chú thích) đã thành lập một Giảng Đường Phật Giáo ở khu phố Tàu thuộc thành phố Cựu Kim Sơn vào năm 1962. Sang năm 1963, vì có một số đệ tử tỏ ra không tôn trọng giáo pháp, Ngài đã dời Giảng Đường Phật Giáo từ khu phố Tàu về tầng một nằm trong một tòa nhà kiểu Victorian ọp ẹp giữa khu Fillmore và phố Nhật tại Cựu Kim Sơn.
Làm Thế Nào Hòa Thượng Có Thể Độ Được Người Tây Phương
Hòa Thượng, dù đi đến bất cứ nơi nào, bất cứ chỗ nào trên thế giới hoặc vượt ra ngoài thế giới, bất cứ khi nào ngài gặp một chúng sanh, ngài đều có thể hoàn toàn hiểu rõ chúng sanh đó. Ngài có thể nhận ra mỗi người và nhận ra tất cả chúng ta. Ngài có thể biết các nhân duyên trong quá khứ và Phật quà tương lai của chúng ta.
Nhân Quả Vay Trả, Mảy May Chẳng Sai
Hôm nay nhằm Lễ Phật Ðản (mồng tám tháng tư âm lịch, năm 1983), sao chép Kinh Hoa Nghiêm vừa đến phần Tám Tướng Thành Ðạo của Ðức Phật. Hồi tưởng ngày này năm trước, sớm mai thức dậy chợt thấy rất khó chịu nơi chân phải, một lúc sau thì lại không cử động được nữa, đau đớn như bị ai lấy chùy mà đánh. May nhờ Ân Sư Tuyên Hóa Thượng Nhân từ bi, dùng thần chú gia trì làm dịu hẳn mọi đau nhức.
Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Phẩm An Lạc Hạnh
Phẩm này có tên là “Phẩm Hạnh An Lạc”. “Hạnh An Lạc” chính là “Hạnh Bồ-tát”; “Hạnh Bồ-tát” cũng chính là “Hạnh An Lạc”. “An” chính là an trụ nơi hạnh này; “lạc” là vui vẻ—vui vẻ an trụ là hạnh môn tu tập của hàng Bồ-tát. “An” tức là thân an ổn mà tâm cũng an ổn, thân tâm đều an ổn trụ nơi cảnh giới hành Bồ-tát đạo. Không những an trụ nơi cảnh giới này, mà còn vui vẻ nữa. Vì sao lại vui vẻ?
Về việc kiếm cơ sở
Hãy nghe bài tường thuật của các vị đệ tử đi tìm cơ sở địa ốc: Tỳ kheo Hằng Khiêm: Trong ba tuần làm việc với những nhân viên địa ốc địa phương, tìm kiếm ngày này sang ngày nọ, chúng con tìm được hai chỗ có thể phù hợp với sự đòi hỏi của chúng ta. Một là tại Sandpoint, tiểu bang Idaho gần với hồ Ponderay, nơi này khá tốt. Còn chỗ kia ở gần Roseburg, tiều bang Oregon.
Cuộc Ðời và Ðạo Nghiệp của Hòa Thượng Tuyên Hóa – Giai đoạn ở Trung Hoa (PDF file – 13.8 Mb)
Cuộc Ðời và Ðạo Nghiệp của Hòa Thượng Tuyên Hóa - Giai đoạn ở Trung Hoa
Về Các Lớp Học Ngôn Ngữ
Các đệ tử chuẩn bị đi Hồng Kông của tôi cả ngày cứ miên man với ý nghĩ sắp được đi Hồng Kông. “Thứ Sáu chúng ta sẽ đi Hồng Kông. Con không thể đợi đến lúc đó”. Họ ngày đêm mơ tưởng về chuyến đi. Guo Meng thậm chí còn bỏ học tiếng Phạn và không làm gì ngoài việc nghĩ về chuyến đi sắp tới. Làm vậy thật vô ích. Anh ta nói học thêm tieng Trung Hoa là quá sức của anh ta.
Về Quy Định Trong Thời Gian Nhịn Ăn (Tuyệt Thực)
Tại đây có bốn người đang nhịn ăn (tuyệt thực). Có thể vì họ biết Chùa Kim Sơn không có nhiều rau gạo nên muốn tiết kiệm thức ăn. Bất luận là lý do gì, khi những người đang nhịn ăn ra ngoài, họ phải đi hai người hoặc theo nhóm 3, 4, 5 người, thậm chí nhiều hơn. Ít nhất cũng phải có một người không tuyệt thực đi cùng họ vì người đó có đủ sức để giúp những người kia.
Chánh Mạng
Chánh mạng đối lại với tà mạng. Sao gọi là tà mạng? Hiện tướng khác người để hiện bày việc kỳ lạ. Những người này biểu hiện ta đây không giống với người khác: "Các vị xem tôi đây khác với mọi người!" Như ở Hương Cảng có một vị Pháp sư người Trung Hoa cố ý đắp y Tiểu thừa. Ở Ðài Loan cũng có những người như vậy, mục đích của họ chỉ là lôi kéo sự chú ý của người khác để được cúng dường. Một số người có mắt như mù, liền cho họ là bảo bối rồi đến cúng dường.
Ảo Tưởng Về Túi Da Hôi Thối
Một số người có ác cảm về sự vất vả của việc tu hành. Tôi nói với họ rằng, túi da hôi thối của chúng ta có mùi kinh tởm và chứa nhiều đồ bất tịnh, nhưng các vị lại quá yêu mến chúng đến nỗi muốn cho chúng đồ ăn ngon, quần áo đẹp và chỗ ở sang trọng. Các vị muốn thỏa mãn mọi dục vọng ô uế rồi giúp chúng phạm đầy tội lỗi. Không gì có thể ngu si hơn thế.
Thủy Kính Hồi Thiên Lục – Tào Bân
Tào Bân sống dưới thời Bắc Tống, sinh ra tại Linh Thọthuộc tỉnh Hà Bắc. Tên tự là Quốc Hoa. Ông đối xử nhân từ với mọi người và có lòng thương yêu vạn vật. Rất giỏi trong việc dụng binh, ông đã trợ giúp vua Thái Tổ nhà Tống lập lại hòa bình ở Trung Hoa. Ông có nhiều đóng góp đáng kể trong thời chiến và do đó được phong làm Lỗ Quốc Công.
Truyện Cao Tăng-Tôn Giả Duy Kỳ Nan
Tôn Giả Duy Kỳ Nan là người Ấn Độ. Ông và cha của ngài đều là ngoại đạo, thờ phụng lửa. Đối với họ, Lửa là đấng tối thượng, họ luôn giữ cho lửa cháy trong nhà, tôn trọng, sùng kính, thờ phụng lửa như đối với Đức Phật.
You must be logged in to post a comment.