English | Vietnamese

Giảng vào trưa Chủ Nhật, 29 tháng 11, 1972

 

Hòa Thượng Tuyên Hóa

 

Các đệ tử chuẩn bị đi Hồng Kông của tôi cả ngày cứ miên man với ý nghĩ sắp được đi Hồng Kông. “Thứ Sáu chúng ta sẽ đi Hồng Kông. Con không thể đợi đến lúc đó”. Họ ngày đêm mơ tưởng về chuyến đi. Guo Meng thậm chí còn bỏ học tiếng Phạn và không làm gì ngoài việc nghĩ về chuyến đi sắp tới. Làm vậy thật vô ích. Anh ta nói học thêm tieng Trung Hoa là quá sức của anh ta. Tại sao khi ăn thì quý vị lại thích ăn nhiều món mà không hề cho là quá nhiều; trong  khi nhắc đến việc học thì lại phàn nàn là học nhiều quá? Khi ăn trưa, các vị dùng bánh mì, cơm, bơ, phomat, táo, chuối…. Ăn món này xong, quý vị lại muốn ăn thêm món khác, muốn nếm tất cả. Thế nhưng khi học, sao có thể chỉ học một môn mà không học các môn khác?

 

Có câu: “Trẻ mà không học, già sẽ hối tiếc”. Tôi nói từ kinh nghiệm của bản thân bởi vì lúc trẻ, tôi đã không có cơ hội để học. Tôi rất muốn học nhưng không có ai dạy tôi cả. Đây quả thật là một điều bất hạnh. Bây giờ các vị có người sẵn lòng dạy mà còn không chịu học thì quả thật quý vị đang đánh mất một cơ hội rất tốt đấy.  Quý vị học cái gì thì có thể dùng cái nấy. Đương nhiên, quý vị có thể thông hiểu vấn đề và quyết định không áp dụng, nhưng quý vị không thể áp dụng thứ gì đó nếu không am tường về nó.

 

Lấy thí dụ, các vị nói mỗi ngày đều học tiếng Trung Hoa ở Kim Sơn Tự. Thế các vị có hiểu tiếng Trung Hoa không? Các vị nói không. Còn tiếng Nhật thì sao? Người ta thì khoe họ học tiếng Trung Hoa, tiếng Nhật, trong khi quý vị lại nói mình không hiểu tiếng Trung Hoa. Các vị có biết tiếng Nhật không? “Không, con không biết!’’. Thế còn tiếng Phạn? “Tiếng Phạn ư? Ồ, chúng con học rất nhiều” “Thế còn về tiếng Pháp?” “Con không muốn học tiếng Pháp vì nó là ngôn ngữ khinh khủng nhất”. Sao quý vị có thể nói ra những điều như vậy? Sao lại có thái độ đó được?

 

 

(Dịch từ sách “Timely Teachings”)