Chinese | English | Vietnamese

ven_master2.jpgGIA PHONG

VẠN PHẬT THÁNH THÀNH

◎Trích từ các bài giảng của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Sáu Đại Tông Chỉ

Ba Đại Tông Chỉ

Không rời ba y, bát và tọa cụ; ăn ngày một bữa vào giữa trưa

 

Sáu Đại Tông Chỉ

 

  • Vạn Phật Thành lấy Sáu Ðại Tông Chỉ làm mục đích cho việc tu học. Ðó là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối. Nếu quý vị có thể hiểu chân thật nghĩa của Sáu Đại Tông Chỉ này, thì quý vị sẽ không uổng công đến Vạn Phật Thánh Thành.
  • Sáu Ðại Tông Chỉ là sáu con đường sáng (đạo lộ quang minh). Cũng còn gọi là sáu loại trí tuệ, sáu loại chày hàng phục ma, và sáu loại kính chiếu yêu.
  • Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối: Ðây là căn bản để làm người, nền tảng cho việc tu hành, và là tiêu chuẩn cho chính quyền.
  •  Bước đầu của Phật Pháp là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối. Nếu quý vị có thể nhớ Sáu Ðại Tông Chỉ này thì có thể về sau thành Phật.
  • Tôi muốn nói Sáu Ðại Tông Chỉ này cho những ai muốn thành Phật, những ai muốn thành Bồ Tát, Thanh Văn, A La Hán. Ðây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu quý vị thực hành những tông chỉ này, quý vị có thể sử dụng chúng suốt đời mà không cùng tận! Dùng không bao giờ hết!
  • Nếu quý vị muốn làm một Phật Giáo đồ chân thật, quý vị phải không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Từ hồi nhỏ, tôi tuân theo Sáu con đường sáng không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Cái gì người khác muốn thì tôi không muốn.Cái gì người khác không dùng bỏ đi, thì tôi lượm lên. Tôi như thế đó! Tất cả quý vị có thể làm như vậy không? Nếu được như thế, tôi chúc mừng quý vị là những người Phật tử tốt.
  • Tu hành gồm có không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Nếu quý vị có thể giữ vững Sáu Đại Tông chỉ này, quý vị là đệ tử chân chánh của Phật. Nếu quý vị không bước đi trên sáu con đường quang minh này, thì e rằng quý vị không làm ích lợi cho Phật giáo lắm.
  • Giới luật là gì? Đó là: không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Đó là giới luật. Đừng tìm giới luật trong sách giới luật. Những điều này mọi người đều làm được. Mọi người đều có thể thực hành được.
  • Phương diện nào của Pháp là quan trọng nhất? không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Mỗi ngày dùng Sáu Đại Tông Chỉ này làm thước đo hành vi của mình. Nếu chưa làm đúng tiêu chuẩn, nên lập tức sửa đổi mình. Khi không còn làm điều sai lầm và chỉ còn toàn là công đức, lúc đó quý vị có thể được xem là Phật tử. Đây là Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành. Tôi hy vọng mọi người tuân theo, mọi người đều giác ngộ, và mọi người đều thành Phật.
  • Nếu muốn học để có trí tuệ chân chật, thì trước hết phải “đoạn dục”. Làm sao để “đoạn dục”? Bằng cách không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Sáu đại tông chỉ này là Pháp bảo này giúp đắc được trí huệ chân chánh.
  • Tà kiến là gì? Nếu quý vị tranh, đó là tà kiến. Nếu quý vị tham, đó là tà kiến. Nếu quý vị mong cầu, đó là tà kiến. Nếu quý vị ích kỷ, đó là tà kiến. Nếu quý vị tư lợi, đó là tà kiến. Nếu quý vị nói dối, đó là tà kiến.
  • Nếu quý vị đã nghiên cứu và thực hành Phật Pháp mấy chục năm nhưng vẫn còn tham lam tiền bạc! Vẫn còn mong cầu danh lợi!. Vẫn còn tham, tranh không ngừng. Đó là vì quý vị không hiểu nghiên cứu và thực hành Phật Pháp như thế nào. Nếu quý vị hiểu cách học Phật, quý vị sẽ không muốn những thứ này nữa.
  • Khi tu Đạo, quý vị phải dựa trên không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Chỉ khi đó, quý vị sẽ có sự hiểu biết đúng đắn và cái nhìn đúng đắn (chánh tri chánh kiến) và có thể tu Đạo. Nếu quý vị không tu hành Sáu Ðại Tông Chỉ này và quý vị muốn nói mình là một người tu hành, đó là điều không thể được.
  • Nếu một người có tâm tranh, tâm tham lam, tâm cầu danh, cầu lợi, quảng cáo bản thân hay muốn mọi người sùng bái cá nhân, nếu tự tư, tự lợi, không nói lời chân thật, quý vị nên biết rằng người đó bị cảnh giới ma quỷ.
  • Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối, khi đó Chánh Pháp trụ ở thế gian.
  • Mục đích của tu hành là dừng lại tất cả các tâm tranh, tâm tham, tâm mong cầu, tâm tự tư, tư lợi và tâm nói dối. Chúng ta muốn ngăn chặn đình chỉ không cho chúng hoạt động. Ngay tại đó, trí tuệ sẽ hiển lộ và phát ra đại quang minh, chiếu phá màn đêm vô minh. Khi ấy chúng ta minh Tâm kiến Tánh (hiểu Tâm thấy được bản tánh) và thành tựu mục đích tu hành.
  • Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối – tất cả những điều này được xem như là chân tâm. Khi tâm dụng công chân thật, tất cả các nghiệp chướng sẽ tiêu trừ. Nếu tâm không chân thật, các nghiệp chướng sẽ đeo bám quý vị.
  • Nếu quý vị có thể cẩn trọng giữ gìn tông chỉ không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối thì chư Phật mười phương sẽ đến hộ trì, hộ niệm quý vị. Chư Phật sẽ luôn đến gia bị cho quý vị.
  • Làm thế nào thoát khỏi phiền não? Phương pháp thì cực kỳ đơn giản – chỉ cần không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Nếu quý vị có thể thực hiện được những điều đó thì tất cả lậu thoát đều chấm dứt và các phiền não được hàng phục.
  • Tại sao quý vị không thể tự tại vô ngại? Đơn giản bởi vì quý vị vẫn còn tranh, tham, mong cầu, ích kỷ và tư lợi. Vì thế quý vị không cảm thấy tự tại.
  • Điều gì là khoa học chân chánh? Không tranh là khoa học. Không tham là khoa học. Không mong cầu bất cứ thứ gì là khoa học. Không ích kỷ – chính là khoa học chân thực. Không tư lợi – đó cũng là khoa học chân thực. Thêm nữa, nếu quý vị cũng không nói dối, thì đó cũng là khoa học học chân chánh.
  • Những người làm việc phiên dịch Kinh sách phải nhất định cần phù hợp với sáu đường lối quang minh rộng lớn là không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối.
  • Nếu chúng ta muốn quốc gia thịnh vượng, chúng ta phải sử dụng Sáu Ðại Tông Chỉ – sáu đường lối vĩ đại. Chúng là phương pháp tốt nhất để xoay chuyển số phận.
  • Nếu chúng ta muốn cứu giúp thế giới này, đầu tiên chúng ta phải không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối. Chúng ta phải làm gương mẫu, làm mô hình cho người khác neo theo. Như thế thế giới mỗi ngày sẽ càng trở nên bình yên hơn.
  • Dù là hạnh gì, phái gì, tông gì, hay tôn giáo gì, nếu đều hết sức đem lại lợi ích cho người khác và không làm lợi cho bản thân, như thế đó là nơi đáng tin cậy. Rõ hơn nữa, nếu một người bề ngoài giúp người khác nhưng bên trong lại có ý đồ được điều gì đó – nếu không tham tài, thì tham sắc; nếu không tham sắc, thì tham danh hay lợi lộc gì khác – thì đó đều là không chân thật.
  • Tôi giảng tới giảng lui cho quý vị đều là điều xưa cũ. Đạo lý này có vẻ rất đơn giản nhưng lại không dễ thực sự làm được. Nếu quý vị có thể làm được, quý vị đã thành Phật từ rất lâu rồi. Nếu quý vị thực sự thực hành Sáu Đại Tông Chỉ này và nếu quý vị không thành Phật thì tôi sẽ ở mãi trong địa ngục không có ngày ra. Tôi đem lòng tin ra bảo chứng rằng những ai tu hành theo Sáu Đại Tông Chỉ này sẽ chắc chắn thành Phật.

 

 

 

Không Tranh

 

  • Trong việc tu hành, cần thận trọng để không tranh đấu với người khác. Đừng hiếu chiến hay gây hấn.Đừng nóng tính. Như vậy, quý vị sẽ tách mình ra khỏi loài A tu la.
  • Tại sao mọi người không thể sống hòa hợp trên thế giới này? Bởi vì họ tranh đấu với nhau, cướp đoạtcủa nhau và không nhường nhịn lẫn nhau. Do đó, chiến tranh nổ ra, dẫn đến tình trạng quốc gia bị tàn phá, gia đình tan nát.
  • Nguyên nhân ma quỷ trở thành ma quỷ là vì chúng có tâm hướng đấu tranh giành thắng. Có câu nói rằng:

Tranh là tâm hơn thua,
Ði ngược lại với Ðạo,
Sanh ra bốn tướng tâm
Làm sao được Tam-muội?

  • Khi một con quỷ không giành được vị trí số một, thì khởi sanh tâm giận dữ, ganh tỵ, và chướng ngại. Bất cứ ai có suy nghĩ hay hành vi như vậy đều là ma quỷ và vĩnh viễn không bao giờ thành Phật.
  • Người tu hành không được có sự tranh giành với thế gian. Không cạnh tranh hay đấu tranh với bất cứ ai. Tất cả mọi người nỗ lực dụng công. Người khác nỗ lực dụng công cũng tốt như chính mình nỗ lực dụng công vậy. Nếu suy nghĩ như vậy, thì quý vị sẽ không có tâm tranh giành vị trí đứng đầu.
  • Nếu quý vị không còn dung chứa bất kỳ một tâm niệm đấu tranh nào, thì quý vị sẽ cắt đứt được liên hệvới thế giới của A tu la. Nếu quý vị không tham lam, thì quý vị sẽ cắt đứt liên hệ với thế giới của loài súc sanh.

 

 

Không Tham

 

  • Tôi có một tánh rất lạ thường. Cái gì người khác muốn thì tôi không muốn. Cái gì người khác ao ước thì tôi không màng, cái gì người khác thích tôi lại không thích.
  • Là đệ tử Phật thì nên nhẫn chịu sự thiếu ăn, chịu đựng rét lạnh, đói khát. Trong mọi hoàn cảnh quý vị cần nên phù hợp với Phật pháp. Không tham ăn ngon, mặc đẹp hay sống ở nơi cao sang. Không nên có tâm tham hưởng thụ. Chịu khổ thì sẽ hết khổ, nhưng nếu hưởng phước thì sẽ hết phước.
  • Không nên tham cầu giả danh. Trong mọi cử chỉ hành động, trong mọi lời nói, việc làm, quý vị cần phải trung thực, quý vị phải thành thật một cách triệt để. Đó chính là cá tính căn bản (bản sắc) của người Phật tử.
  • Phật tử chúng ta cần có con mắt “Trạch Pháp Nhãn”. Chúng ta không nên có lòng tham mong cầu tiện nghi hay cảm ứng, không nên dùng tâm tham đi khắp nơi cầu Phật Pháp. Không nên như hôm nay nghe nói Hiển Tông là tốt thì học theo Hiển Tông, nhưng hôm sau có người bảo Mật Tông hay thì qua Mật Tông để học. Dù quý vị có tu suốt kiếp nhưng bởi vì không có tông chỉ vững chắc, quý vị không thể chuyên nhất, không thể thuần nhất, không thể giữ trụ vào “một”, nên rốt cuộc cũng chỉ là uổng phí cuộc đời.
  • Quý vị hãy xem việc tu hành là bổn phận của mình. Không cần phải tham. Lâu ngày chầy tháng công đức sẽ tự viên mãn và tự nhiên quý vị sẽ thành tựu quả Bồ Đề.
  • Trong lúc tu hành hãy dụng công một cách tự nhiên. Không nên tham lam và thắc mắc không biết có hiệu quả hay có kết quả tốt gì không. Đừng suy tưởng đến việc gì cả; cứ tiếp tục dụng công và sửa đổi lỗi lầm của mình hằng ngày.
  • Hành giả cho dù tu theo pháp môn nào, như là niệm Phật, trì chú, tụng kinh, trì giới hay tu thiền, đều không nên tham cầu mau được chứng đắc. Nếu quý vị mong sao mau được chứng đắc thì đó cũng là một loại tâm tham. Một khi có tâm tham, nó sẽ gây trở ngại cho trí huệ linh cảm và tự tánh quang minh của quý vị. Tự tánh quang minh thì hoàn toàn không có tâm tham. Một khi có tâm tham thì nó như là bụi bám vào gương. Người tu hành cần hiểu rõ điểm này. Không nên tham được nhiều, không nên tham tiện nghi.
  • Người có lòng tham thì không bao giờ có an lạc. Nếu họ không tham thì sẽ được an nhiên tự tại. Cho nên chúng ta hãy diệt lòng tham.
  • Có bao nhiêu người đã thân bại danh liệt chỉ vì lòng tham? Có bao nhiêu người vì tham mà nước mất nhà tan. Đây là một thứ hiểm họa hại người, chúng ta không thể không cẩn trọng đề phòng.
  • Vì sao quý vị bị cảnh giới chuyển. Vì tâm hiếu kỳ. Tâm hiếu kỳ về căn bản cũng là một hình thức của tâm tham.

 

 

Không Mong Cầu

 

  • Dù chúng ta dụng công như thế nào cũng không tương ưng với đạo, không bao giờ thành. Nguyên nhân do đâu? Đó là vì chúng ta có hư vọng, có vọng tâm không chân thật. Chúng ta mong cầu cái cao xa, tìm cầu danh lợi. Tất cả đều là vọng tâm.
  • Quý vị mong cầu hạnh phúc bên ngoài, tìm cầu hạnh phúc từ sáng tới khuya. Nếu đạt được thì cũng chỉ là hạnh phúc nhất thời mà thôi. Còn quý vị không đạt được thì sinh tâm phiền não. Quý vị tham lam vô độ, vừa muốn có hạnh phúc, có được rồi thì lại lo sợ đánh mất nó. Đây không phải là hạnh phúc chân chính. Hạnh phúc chân chính là không mong cầu. Có câu rằng ‘đáo vô cầu xứ tiện vô ưu’, nghĩa là khi đạt đến chỗ không mong cầu thì không còn lo lắng. Nếu quý vị không còn tâm mong cầu thì đó là hạnh phúc chân chính. Đó là sự an lạc chân chính của tự tính quý vị.

 

 

Không Ích Kỷ

 

  • Về cơ bản chỉ có một giới luật mà thôi, đó là không ích kỷ. Nếu con người ích kỷ, họ sẽ phạm giới. Nếu họ không ích kỷ thì sẽ không phạm giới. Cũng vậy, nếu ích kỷ, họ sẽ phạm quy củ. Nếu không ích kỷ, thì họ sẽ không phạm quy củ.
  • Chánh tâm chính là không ích kỷ. Nếu quý vị ích kỷ thì quý vị không có chánh tâm.
  • Tại sao chúng ta không nhận ra bản lai diện mục của mình? Đó là vì chúng ta không bỏ được ngã tướng, không bỏ được lòng ích kỷ. Nếu chúng ta không còn ngã tướng hay tâm ích kỷ thì sẽ nhận được bản lai diện mục của mình.
  • Người thế tục thì bôn ba xuôi ngược. Họ luôn lấy ích kỷ làm động cơ. Họ muốn bảo vệ sinh mạng và tài sản của mình. Phật pháp thì đại công vô tư, mục đích là lợi người.
  • Tu Ðạo là cần phải “quay trở lại.” Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu–xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã
  • Người xấu là loại người gì? Là người có tâm ích kỉ, tự lợi, thấy lợi mà quên đi sự ngay thẳng đạo đức.

 

 

Không Tự Lợi

 

  • Nếu có khả năng, chúng ta phải nhanh chóng làm lợi ích cho người. Có câu nói,

“Tài bồi tâm thượng địa,
Hàm dưỡng tánh trung thiên.”
(Vun bồi mảnh đất tâm linh,
Nuôi dưỡng bầu trời bản tánh.)

Nếu ta thường làm lợi cho người, thì qua thời gian chúng ta sẽ tạo công đức. Nếu ta luôn muốn người khác làm lợi cho mình, nhưng ta không làm lợi cho người; nếu ta luôn tìm cách chiếm tiện nghi và có thói ỷ lại vào người khác, thì chúng ta hoàn toàn vô dụng.

 

  • Nếu ta làm lợi ích cho người và làm cho họ hạnh phúc, thì dù đi bất cứ nơi đâu, mọi người sẽ cảm hóa theo ta.
  • Khi học trò mới bắt đầu học làm người, ta dạy chúng không để tâm trí vào sự huởng lợi, không xem tiền là quan trọng. Người xưa học để tìm hiểu đạo lý (minh lý). Ngày nay người ta học vì danh lợi. Họ muốn được nổi tiếng và có lợi lớn. Tại sao như thế? Bởi vì trường học dạy học sinh không đúng đắn. Do đó thế giới mỗi ngày mỗi tồi tệ hơn, mỗi ngày mỗi đọa lạc hơn.
  • Người thường nghĩ lợi ích cho người là một vị Bồ tát. Người thường nghĩ lợi ích cho bản thân là ma quỷ Bồ Tát chỉ có biết đến người khác mà không biết đến mình. Trong khi ma quỷ chỉ biết có mình mà không biết đến người khác. Hai thành phần này hoàn toàn trái ngược nhau.

 

Không nói dối

 

  • Trừ khi không nói thì thôi. Nếu nói thì luôn nói lời trung thực. Không bao giờ nói bất cứ điều gì để lừa mọi người. Bất luận trong trường hợp nào, ta thành thật nói sự thật, và luôn giữ gìn miệng của mình, không nói dối gạt.
  • Tôi không nói dối. Bất kỳ ở đâu, tôi cố gắng chân thật. Tôi nói và hành xử thẳng thắn, và tôi không dùng bất cứ thủ đoạn nào trong đối xử với mọi người, mọi sự việc (xử thế tiếp vật). Nếu có điều gì tôi muốn nói, tôi sẽ nói ra bất luận dù ở nơi nào. Tôi không sợ mất lòng người ta. Nếu có điều gì tôi không muốn nói, tôi sẽ không nói cho dù ở đâu. Tôi tuyệt đối không nói dối hay lừa gạt người.
  • Mọi người nên nói thành thật thường xuyên hơn. Ngay cả khi bị đánh đập hoặc bị la mắng, ta vẫn nói sự thật. Đừng sợ. Tôi nói cho quý vị nghe, tôi là người ngay thật. Tôi là người lập giữ cuộc sống ngay thẳng mà không khom lưng bợ đỡ. Nếu người ta muốn trừng phạt tôi, thì cứ việc làm; không sao cả. Nếu quý vị trừng phạt tôi vì nói sự thật, tôi vẫn nghĩ rằng nó đáng giá, và tôi sẽ không oán hận. Tôi không mong người ta tin bất cứ điều gì tôi nói. Ngay cả họ không tin, tôi vẫn cố gắng hết sức mình.
  • Tại sao một số người dụng công mà không tiến bộ trong sự tu hành? Bởi vì họ nói dối quá nhiều. Khi nói ra một câu dối trá, hàng trăm vọng tưởng phát sinh.
  • Nếu quý vị nói dối, thì dù quý vị tụng bất cứ chú gì cũng sẽ không linh nghiệm. Hay tụng bất cứ Kinh gì cũng sẽ không có linh ứng. Nếu quý vị muốn tụng chú hay tụng Kinh điển có được cảm ứng hoặc thành tựu, thì không thể nói dối. Hãy chân chân thật thật, nói lời chân thật, cần nói lời chân thật, không nói lời thêu dệt.

 

 

            

 

Chúng ta nên mở rộng tầm nhìn và có tư tưởng phóng khoáng. Chúng ta không nên chỉ biết đến chính mình, hoặc chỉ biết đến gia đình mình, hoặc chỉ biết có quốc gia của mình. Chúng ta phải mở rộng tâm lượng tận hư không bao trùm Pháp Giới. Cần suy nghĩ vì toàn thể nhân loại, không chỉ tính toán cho bản thân mình. Đem lại lợi ích cho nhân loại, không gây hại cho nhân loại: Đây là điều kiện căn bản để tu hành Phật Đạo.

Làm thế nào chúng ta có thể đem lại lợi ích cho nhân loại và không gây hại cho nhân loại? Chúng ta phải thực hành Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành:

  1. Không Tranh. Chúng ta không tranh đấu với bất cứ người nào: Nếu bạn tranh với tôi, tôi không cùng bạn tranh; bạn chửi rủa tôi, tôi không mắng bạn; bạn đánh đập tôi, tôi không trả đũa; bạn lừa dối, ức hiếp tôi, tôi không lừa dối, ức hiếp bạn. Ðó là tông chỉ nhất quán của Vạn Phật Thánh Thành.
  2. Không Tham. Tâm tham lam mà nổi dậy thì không bao giờ có đáy; bất luận là tham tiền, tham vật chất, tham gì cũng không ngừng, không cho là đủ. Càng tham là càng không cho là đủ, càng không thấy đủ thì càng tham, tham cho tới già vẫn chưa tỉnh ngộ! Bị chữ tham này làm hại cả đời, đến chết rồi cũng cảm thấy rằng mình chưa chiếm được vật này vật kia nên hết sức hối tiếc; thật là đáng thương xót! Ở Vạn Phật Thánh Thành, tông chỉ thứ hai này nghĩa là không tham bất cứ tiền bạc, lợi ích, hoặc danh tiếng tốt đẹp. Nói tóm lại, tất cả mình đều không tham; mình chỉ theo bổn phận hoằng dương Phật Pháp, nối tiếp huệ mạng của Phật mà thôi!
  3. Không Mong Cầu. Chữ “mong cầu’’ và chữ “tham’’ không khác nhau mấy. “Tham’’ thì lúc có lúc không, mà “cầu’’ thì cứ cầu cạnh hoài, tới đâu cũng tìm cách móc nối với người khác để phòng thủ lợi, dùng bất cứ thủ đoạn gì để đạt được mục đích mới thôi. Cầu gì? Cầu tiền tài, vật chất, nói tóm lại là cầu tất cả thứ lợi ích. Ở Vạn Phật Thánh Thành thì hướng nội, hướng vào tâm mà cầu chứ không phải hướng ra ngoài cầu. “Nội cầu ư tâm’’ là muốn trừ sạch hết vọng tưởng, cuồng tâm, dã tánh, đố kỵ, chướng ngại, tham, sân, si…; mình cầu sao cho trừ sạch những thứ đó. Mình không hướng bên ngoài mà trang sức, trang điểm; chỉ cần làm sao cho trong lòng thanh tịnh, trang nghiêm là đủ. Có câu rằng: Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao. (Khi con người đạt tới chỗ không còn mong cầu gì cả thì phẩm đức của họ sẽ tự trở nên thanh cao.) Khi không cầu cạnh gì người khác thì phẩm cách tự nhiên thanh cao. Cũng chẳng có tư tưởng bẩn thỉu.
  4. Không Ích Kỷ. Vì sao thế giới suy sụp tới mức độ như vậy? Bởi vì con người quá ích kỷ: Ðối với điều có lợi cho mình thì tranh nhau mà làm, chuyện gì đối với mình chẳng có ích thì khoanh tay ngồi nhìn, ví như nhà bên cạnh có cháy thì mình cũng ngoảnh mặt làm ngơ! Lòng ích kỷ có nhiều thứ, có người ích kỷ vì địa vị, có kẻ ích kỷ vì danh dự, vì quyền lợi, hoặc vì tiền bạc. Tóm lại, tất cả đều do lòng ích kỷ tác quái nên không nghĩ đến kẻ khác, chỉ lo cho riêng mình; nên có câu:

Ma-ha-tát bất quản tha,
Di-Ðà Phật các cố các.

 

Nghĩa là:

Bậc Ma-ha-tát không nghĩ đến người khác,
A-Di-Ðà Phật, ai nấy lo.

Ðây là lời nói đùa mang tư tưởng Tiểu-thừa. Người nhà Nho cũng từng nói:

Các tảo tự kỷ môn tiền tuyết,
Hưu quản tha nhân ngõa thượng sương.

 

Nghĩa là:

Tuyết trước cửa nhà, mình tự quét,
Sương mái nhà người, chớ bận tâm!

Ðây là nói đến tác phong không lo chuyện người ta. Nhân sinh ở tại trần thế cần phải giúp đỡ lẫn nhau, lo lắng cho nhau, do đó nên đề xướng tư tưởng Ðại-thừa, học tập tinh thần của Bồ-tát, nghe khổ thì tới cứu, không được ngoảnh mặt làm ngơ!

Người đời nếu không có lòng ích kỷ thì có thể cùng nhau ở chung vui vẻ như trong một nhà vậy, chỉ vì lòng ích kỷ cho nên tạo ra rất nhiều vấn đề rắc rối. Do đó, Không Ích Kỷ là tông chỉ thứ tư của Vạn Phật Thánh Thành.

  1. Không Tự Lợi. Tông chỉ này trọng yếu hơn là tông chỉ thứ tư. Có ai mà chẳng tự lợi, song le, mình nhất định không tự lợi; nếu ai cũng được như vậy thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp. Không tự lợi tức là muốn lợi ích cho người khác mà thôi, là quên mình đi. “Xả kỷ vi nhân’’ nghĩa là quên mình vì người, tinh thần này còn hơn cả hành vi của bậc Bồ-tát! Bồ-tát thì tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, tự giác giác tha; còn mình thì không tự lợi mà chỉ lợi tha, chỉ độ tha, và chỉ giác tha mà thôi!
  2. Không Nói Dối. Tức không có tâm lừa bịp người khác. Vì sao người ta nói dối? Là bởi vì sợ mình mất đi lợi ích, sợ mình bị thua thiệt, nên mới tìm cách dối trá! Nếu mình thường dùng chân tâm thành thật mà đối đãi với mọi người thì tự nhiên mình có thể giữ tròn tông chỉ thứ sáu này, tức là không Dối Trá.

Ngày hôm nay tôi đem Sáu Đại Tông Chỉ này giới thiệu cho các vị nghe, nếu muốn giảng cho rõ ràng thì không bao giờ giảng hết cả. Nếu quý vị thực hành Sáu Đại Tông Chỉ này thì các vị dùng được lợi ích suốt đời. Thọ dụng lợi ích không ít.

 

            

Bất cứ ai có thể thực hành được Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành thì sẽ đủ tư cách để trở thành Phật tử. Sáu Đại Tông Chỉ này là:Không tranh, Không tham, Không mưu cầu, Không ích kỷ, Không tự lợi, và Không nói dối. Quý vị có thể sử dụng đạo lý của Phật giáo để giải thích các tông chỉ này. Quý vị cũng có thể sử dụng đạo lý của Đạo Lão để giải thích. Cũng có thể giải thích các tông chỉ này bằng đạo lý của Khổng giáo. Nói chung, quý vị có thể giải thích cho người khác bằngbất cứ cách nào mà mình thích. Với các đạo lý này đều viên dung vô ngại. Chúng rất hợp lý. Nhữngtông chỉ này bao gồm các đạo lý của tất cả các tôn giáo. Chúng là những phương pháp rất thiết thực. Các giới luật của Phật giáo có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhưng đềukhông ngoài phạm vi của Sáu Ðại Tông Chỉ này.

  1. Nếu không tranh, thì sẽ không giết hại. Giết hại xảy ra do tâm tranh khống chế. Khi quý vị tranh, quý vị có thái độ “Tránh ra khỏi đường của tôi hay là phải chết !” Hậu quả thương vong không thể tính đếm được.
  2. 2. Nếu không tham lam, thì sẽ không trộm cắp. Tại sao muốn trộm cắp những thứ của người khác? Vì tham lam. Nếu quý vị không tham lam, thì ngay cả khi có người muốn cho quý vị một cái gì đó, quý vị vẫn không muốn nhận. Vì vậy, quý vị nên dẹp bỏ tham lam, thì khi đó quý vị sẽ khôngtrộm cắp.
  3. Nếu không mưu cầu, sẽ không có tâm dâm dục. Tâm dâm dục sanh khởi vì có tâm mong cầu. Nữ tìm cầu bạn trai, nam tìm cầu bạn gái. Họ không chỉ tìm kiếm, mà lao vào truy đuổi như không có gì khác quan trọng hơn. Nếu họ không tìm cầu thì làm sao họ có tâm dâm dục? Mộtchàng trai tuấn tú hay một cô gái mỹ miều chỉ là hai túi thịt hôi hám mà thôi! Liệu có đáng để ước muốn không? Nếu quý vị không mưu cầu, quý vị sẽ không vi phạm giớiluật về tà dâm.
  4. Nếu không ích kỷ, thì sẽ không nói dối. Mọi người nói dối bởi vì họ sợ mất lợi ích cá nhân.Ích kỷ khiến người ta mất tự chủ, họ lừa và nói dối người khác, với hy vọng che giấu bộ mặt thật của mình.
  5. Nếu không theo đuổi lợi ích cá nhân (tự lợi), thì sẽ không vi phạm giới luật ngăn cấm dùng các chất gây say. Tại sao người ta thích những chất gây nghiện? Bởi vì họ muốn làm cơ thể và tâm trí mê loạn, đến mức họ nghĩ là họ đã trở thành thần thánh hoặc tiên, đang du ngoạn ở trên trời. Khi say rượu, họ tùy thích la mắng mọi người, ham muốn dục vọng tăng trưởng. Một số người cũng tưởng dùng rượu để giúp gia tăng lưu thông khí huyết. Uống xong thì quên tất cả mọi thứ. Đó là thứ kích thích như hút thuốc phiện. Tất cả đều vì do tâm tự lợi khống chế cho nên họ đã dùngnhững chất gây say.
  6. Không nói dối. Tại sao không nói dối cũng là một trong Sáu Đại Tông Chỉ? Để nhấn mạnh thêm. Nếu quý vị vi phạm bất kỳ cái nào thuộc năm tông chỉ trên thì quý vị sẽ nói dối. Nếu không vi phạmnhững tông chỉ trên thì quý vị sẽ không nói dối. Như vậy không nói dối là một trong những yêu cầu cơ bản cho những người học Phật giáo.Sáu tông chỉ trên chỉ là tên khác cho năm giới luật. Thực tế, tất cả mọi người cũng đã nghe đến cácđiều này trước đây và hiểu chúng, nhưng rất ít người có thể thực sự thực hành chúng. Đó là lý do tại sao tôi nhắc nhở tất cả mọi người: Không tranh nghĩa là không giết hại. Không tham lam nghĩa làkhông trộm cắp. Không mưu cầu nghĩa là không tà dâm. Không ích kỷ nghĩa là không nói dối. Không tư lợi nghĩa là không dùng các chất gây say.

 

Ba Đại Tông Chỉ

Tông chỉ của Tổng Hội Phật Giáo luôn luôn là:

Lạnh chết, không phan duyên.
Ðói chết, không hóa duyên.
Nghèo chết, không cầu duyên.
Tùy duyên nhưng không đổi;
Không đổi mà tùy duyên.
Giữ vững ba đại tông chỉ của chúng ta.

Xả mạng vì Phật sự.
Tạo mạng là bổn phận.
Sửa mình là việc Tăng.
Gặp sự gì thấu lý ấy,
Hiểu lý gì hành sự ấy.
Tiếp nốì nhất mạch tâm truyền của Tổ Sư.

 

Nói về việc tu hành, tôi cảm thầy người xuất gia cần nên: (1) Không nên đi đến phan duyên với những người giàu có quyền quý. (2) Không nên thường hướng ra bên ngoài để hóa duyên và (3) Không nên mọi chuyện đều hướng đến người khác cầu duyên – cầu sự giúp đỡ.

“Lạnh chết, không phan duyên.” Ðây là sự diễn tả về cuộc đời của tôi. Khi tôi ở Mãn Châu, mùa đông cũng như mùa hạ tôi đều mặc ba lớp áo vải như nhau – một lớp áo vải mặc bên trong và ngoài thì khoác một lớp áo với những mảnh vá, từng miếng, từng miếng vá đắp lên trên. Bấy giờ tôi có thấy lạnh không? Lạnh chứ! Thế sao tôi phải kiên trì chịu đựng như thế? Bởi vì tôi muốn theo tông chỉ “lạnh chết, không phan duyên” đấy!

Ðói chết, không hóa duyên.” Khi tôi ở trong động Quán Âm, trên núi Phù Dung tại Hồng Kông, cả hai tuần lễ liền tôi không có lương thực. Tôi bèn tọa thiền trong động để chờ chết. Lúc bấy giờ, dưới núi có vị cư sĩ tên là Lao Khoan Thánh, biệt hiệu là “Pháp Sư Bổn Ðịa” của vùng đó. Và ông được Bồ Tát Vi Ðà báo mộng liên tiếp ba lần rằng: “Trong động Quán Âm có vị Pháp sư tên An Từ, ông nên lên đó cúng dường cho ông ta.” Thế là ngày hôm sau, vị cư sĩ này vác hơn ba mươi cân gạo và mang theo hơn 70 đồng đến hang động cúng dường tôi. Ba bốn tháng trước khi chuyện nầy xảy ra, ông cư sĩ này bị chó cắn ở chân. Các bác sĩ đông y và tây y chữa trị cho ông cả mấy tháng, nhưng trị không khỏi; họ đành bó tay chịu thua. Bồ Tát Vi Ðà thích lo chuyện của người khác nên mới bảo ông: “Ông đi cúng dường cho vị Pháp sư ở động Quán Âm thì chân sẽ lành ngay.” Thế là ông ta tin tưởng mà đem gạo và tiền đến cúng dường. Lúc bấy giờ trong động, tôi chuẩn bị chờ chết đói, song xưa nay tôi chưa hề nói với bất cứ người nào rằng: “Xin ông thương xót tôi, đã qua nhiều ngày rồi mà tôi không có gì ăn hết!” Ðó gọi là “đói chết, không hóa duyên.”

Nghèo chết, không cầu duyên.” Lúc tôi mới đến chùa Nam Hoa ở Quảng Ðông, được thân cận Ðại Lão Hòa Thượng Hư Vân, trên mình tôi chẳng có một đồng một chữ. Cả đến tiền gởi thơ tôi cũng không có, nhưng tôi chưa từng đến các vị cư sĩ để hóa duyên. Bởi vậy ba đại tông chỉ nầy của tôi đều có căn nguyên, chứ không phải vô căn cứ đâu. Khi tôi mua Vạn Phật Thánh Thành, mọi người thấy chỗ này quá to lớn và sợ rằng tôi sẽ kêu gọi họ đóng góp, do đó họ sợ hãi lánh xa. Dẫu vậy, tôi không bao giờ than phiền với bất cứ người nào về những khó khăn của tôi. Khi tôi làm việc, tôi không mong cầu bất cứ sự đền bù nào và tôi chắc chắn sẽ không yêu cầu người khác giúp đỡ. Tôi chỉ nghiến răng chịu đựng và tự nỗ lực.

Xả mạng vì Phật sự. Điều này có nghĩa là chúng ta không quan tâm đếnsanh mạng của mình. Chúng ta xả bỏ thân mạng. Chảy máu, đổ mồ hôi,và không dừng lại để nghỉ ngơi, chúng ta đến để làm việc cho Phật giáo.Vì chúng ta là Phật tử và chúng ta đã xuất gia, chúng ta không thể chỉ đơn giản nhìn Phật giáo suy tàn giảm và bị người khác khinh thường.Thậm chí còn có nghĩa là từ bỏ sanh mạng của chúng ta, chúng ta muốnlàm cho Phật giáo phát triển. Chúng ta muốn dùng Chánh Pháp để cứungười trong thế gian tàn khốc và bị áp bức này. Chúng ta muốn chúng sanh được sống trong hòa bình và an lạc.

Tạo mạng là bổn phận. Người xưa nói: “Quân tử có cái học tạo mệnh, Mệnh do mình lập, Phước do mình cầu. Phước với họa chẳng có cửa, Chỉ do mình tự chiêu cảm lấy.” (*). Chúng ta là phàm phu, nhưng chúng ta có thể thay đổi chính mình từ phàm phu thành thánh nhân.

Sửa mình là việc Tăng. Người xuất gia phải nghiêm thủ các giới điều Phật chế. Ví dụ, giới y được người xất gia mặc là một biểu tướng đặc biệt.Nếu không đắp giới y, thì không có hình tướng của một vị Tỳ Kheo. Ănngày một bữa vào buổi trưa cũng là một nguyên tắc được thiết lập bởiĐức Phật. Giảm thiểu lượng thức ăn và thức uống đem lại kết quả làm giảm dục vọng, ham muốn. Với ít ham muốn, thì tu hành dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn thức ăn quá bổ dưỡng. Đó là cách chúng ta thực hành tại Vạn Phật Thánh Thành. Mặc dù chưa hoàn hảo lắm, chúng ta hy vọng mọi người sẽ dụng công để cải thiện bản thân.

Chúng ta cần nên Gặp sự gì thấu lý ấy, Hiểu lý gì hành sự ấy với nguyên tắc Tiếp nốì nhất mạch tâm truyền của Tổ Sư. Mọi người nên làm việc một cách trung thực và chân thành. Chúng ta không cần nói quá nhiều, và việc làm của chúng ta nên vượt hơn lời nói của chúng ta. Nếu chúng ta có niềm tin vào chính mình, thì sau đó những người khác chắc chắn sẽ theo chúng ta. Bằng cách đó, không những chúng ta chu toàn bổn phậnngười xuất gia, mà Phật giáo sẽ được hồi sinh, và Mạt Pháp sẽ tự nhiênbiến thành Chánh Pháp.
Chú thích:

(*) Nguyên văn Hoa ngữ: 君子有 造命之學,命由我 立,福自己求,禍 福無門,惟人自招 - Quân tử hữu tạo mệnh chi học, mệnh do ngã lập, phúc tự kỉ cầu, họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu.

 

            

 

Không rời ba y, bát và tọa cụ; ăn ngày một bữa vào giữa trưa là gia phong của chúng ta

Khi tu hành chúng ta phải giữ vững các nguyên tắc của chúng ta, không được lãng quên. Khi học Phật pháp chúng ta cũng phải giữ vững các nguyên tắc này vì chúng là mục đích của chúng ta. Một khi chúng ta đã nhận ra rõ ràng mục tiêu của mình thì chúng ta phải tiến tới một cách dũng mãnh và tinh tấn, không được thoái lui. Nói tới vấn đề này, tôi nhớ lại lúc mới xuất gia, tôi nghĩ rằng :”Người xuất gia rất nhiều nhưng có phải tất cả đều thông hiểu Phật pháp không? Có phải tất cả đều có một mục đích không?”. Sau đó tôi tìm hiểu vấn đề này, tôi phát hiện có một số đông các người xuất gia không hề có hoài bão tu hành cũng như chấm dứt sanh tử. Trên thực tế họ hầu như chẳng có một mục tiêu rõ ràng nào cả. Họ đều là làm cho qua chuyện, ”ăn no rồi chờ chết”. Hạng người xuất gia này chẳng giúp ích gì mà trái lại còn gây thêm nợ, gây thêm rắc rối, và tạo thêm gánh nặng cho Đạo Phật. Họ không hữu ích gì cho Phật giáo.

Tôi còn khám phá thấy thêm rằng Phật tử tại Trung Hoa không hề ý thức được Phật giáo là gì. Đức Phật giảng Kinh thuyết Pháp đều là để chúng sanh đời sau hiểu rõ đạo lý Phật pháp. Vậy thì các đệ tử của Phật phải truyền bá giáo pháp của Ngài như thế nào? Tôi nghĩ kỹ hơn thì tôi nhận ra Phật giáo chưa thật sự bắt rễ tại Trung Hoa. Phật giáo ở Trung Hoa thật sự không có nền tảng vì vậy không thể đứng vững khi đối diện với các khảo nghiệm và sự đàn áp từ bên ngoài. Vì sao không có nền tảng? Vì không nhận thức được nền tảng này. Vậy chứ cái gì là nền tảng của Phật giáo? Nền tảng của Phật giáo chính là giáo dục. Giáo dục phải bắt đầu từ trẻ em, phải dạy cho chúng kiến thức về Phật giáo, về trí tuệ của Phật giáo, và tư tưởng của Phật giáo. Ít nhất thì trẻ em được nuôi nấng và dạy dỗ để trở thành những công dân tốt và có đạo đức của quốc gia và thế giới. Với nền tảng vững chắc trong tư duy và mục tiêu của mình, người này sẽ có thể truyền bá Phật giáo môt cách sâu rộng. Như thế, các giáo nghĩa căn bản của Phật giáo sẽ không bị lãng quên.

“Con người hoằng Đạo chứ không phải Đạo hoằng người “. Vậy chúng ta làm sao mà hoằng đạo đây? Chỉ khi nào chúng ta có một mục tiêu rõ ràng, một lý tưởng để chúng ta toàn tâm toàn ý thực hiện. Còn về cái Phật giáo mất gốc này ở Trung Hoa, thực ra nó chẳng có gốc cũng chẳng có thân, mà chỉ đơn thuần là chỉ xoay vần ở trên đầu cành nhánh mà thôi. Phật giáo ở Trung Hoa chỉ bao gồm các buổi lễ cầu siêu cho người chết. Đây là hình trạng của Phật giáo Trung Hoa. Họ đều không lường trước được nếu tình trạng này tiếp diễn thì sẽ tạo ra một hàng ngũ những kẻ du thủ du thực, trở thành người trong Phật giáo để kiếm ăn. Thật đáng tiếc. Họ chỉ biết làm thế nào để kiếm tiền bằng cách thực hiện các buổi lễ cầu siêu cho các vong linh. Khi thực hiện các buổi lễ này nếu quý vị là một vị tăng có đạo hạnh, thỉ không cần đọc kinh hay niệm chú gì cả. Quý vị chỉ cần nói với vong linh này:”Hãy đi đầu thai đi” thì lập tức vong linh này sẽ được về Cõi Cực lạc. Tuy nhiên nếu quý vị không có đức hạnh và không chú trọng về phẩm hạnh của mình thì quý vị có năng lực gì để độ thoát chúng sanh đây? Trên thực tế quý vị đã mang nợ của thí chủ. Hơn nữa các hành trì đức Phật thiết lập không còn được coi trọng

Ví dụ như Phật giáo Trung Hoa đã không còn ai theo truyền thống đắp giới y trong sinh hoạt thường ngày nữa. Vì sao họ không đắp giới y ? À, nếu quý vị hỏi họ, họ cũng không biết tại sao. Thật ra Tỳ kheo và Tỳ kheo ni phải đắp giới y và ăn ngày một bữa. Nhưng họ đã quên tất cả những điều này. Ý tưởng này thật là đã cách xa họ tới cả 108,000 dặm đường trong trí nhớ của họ nên họ đã không còn biết ý nghĩa của việc mặc áo giới và ăn ngày một bữa. Trong giới Phật giáo Trung Hoa, không ai hiểu được điều này. Có thể còn một hoặc hai người còn đắp y và ăn ngày một bữa, nhưng có lẽ cũng không có được nhiều như vậy trong hàng vạn người. Có thể nói họ còn hiếm hoi hơn cả lông phượng hoàng và sừng kỳ lân. Thật là rất hiếm có. Nếu quý vị hỏi họ một Tỳ kheo nên có hình tướng như thế nào thì họ rất mù mờ. Ngày nay tại Trung Hoa và các quốc gia khác, phần lớn người xuất gia theo truyền thống Bắc tông không đắp giới y. À, họ cảm thấy đây là một việc rất tự nhiên, hiển nhiên là phải như vậy. Họ có biết chăng khi không đắp giới y họ đã không còn thể hiện tướng Tỳ kheo nữa.

Họ nói, “À! Phật giáo Bắc Tông (Đại Thừa) là về Bồ tát, mặc dù Bồ tát không đắp giới y thì họ cũng vẫn là Bồ tát đó thôi”. À, là Bồ tát thì vẫn phải đắp y, vì họ phải đặc biệt trang nghiêm. Quý vị thấy Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát đều mang những châu báu trang sức rất quý giá. Tuy chỉ là giả tướng nhưng những châu báu này dụ cho một điều khác. Các châu báu này đều là pháp biểu thị, những trang sức này biểu thị trang nghiêm các cõi Phật. Vì thế người tu hành cần phải tuân theo các quy củ. Đừng đi lê gót chân hay có cử chỉ điên khùng. Quý vị nói:”Nhưng sao Hòa Thượng Tế Công cũng khùng khùng điên điên vậy?”. Ngài Tế Công giả điên vì Ngài muốn kêu người ta bố thí cho những người điên. Cũng vì Ngài muốn giáo hóa người tại gia không nên coi thường nhũng người mất trí, cũng không nên khinh thường họ. Trong số những người điên này có cả những vị quyền biến thị hiện tướng điên khùng, che giấu hình tướng chân thật của họ để giáo hóa chúng sanh.

Vì sao người xuất gia theo Phật giáo Đại Thừa ở khắp nơi không đắp y? Đó bởi vì khi Phật giáo Bắc tông truyền lên miền Bắc, vì khí hậu miền Bắc quá lạnh chỉ đắp một y thì không đủ ấm. Người xuất gia không chịu nổi cái lạnh nên họ phải mặc thêm mấy lớp áo bên dưới cái y này. Các lớp áo bên dưới này có thể giúp tránh cái lạnh nhưng khi đắp y thì y rất dễ bị rơi tuột xuống. Khi Phật giáo mới truyền sang Trung Hoa có lẽ người xuất gia không được khéo léo cho lắm. Họ có thể là hơi vụng về nên y của họ thỉnh thoảng bị rớt mất. Một khi mất y rồi vì không có tiền để may y mới nên họ phải đi các nơi hóa duyên làm các người tại gia sợ hãi. Sau một thời gian, những người xuất gia này bèn mở một cuộc họp và quyết định như sau:”Cứ như vậy hoài thì không xong vì y của chúng ta thường bị rớt mất và khó khăn lắm mới may được một cái y mới. Người Trung Hoa sống rất tằn tiện, may một cái y mới cho chúng ta đối với họ thật không phải là rẻ tiền. Thật là rắc rối nếu chúng ta làm mất y.” Lúc đó có một vị Tổ sư trông có vẻ khờ khạo nghĩ ra một giải pháp. Ngài nói:”Tôi có một ý kiến. Chúng ta có thể may thêm vào áo một cái kẹp và một cái vòng móc rồi móc chúng lại với nhau vậy thì y sẽ không bị tuột ra nữa.” Chiếc y của người xuất gia tại Trung Hoa được chế ra như vậy đó. Nhờ cái móc và cái vòng mà từ đó áo của người xuất gia không bị tuột xuống nữa. Từ đó trở đi, kiểu này đã trở thành kiểu y của người xuất gia. Chiếc y nguyên thủy thì không có móc và vòng. Móc và vòng được thêm vào tại Trung Hoa sau này. Quý vị có thể thấy theo truyền thống Nam tông thì áo của các nhà sư ở Ấn độ không có móc và vòng. Từ đó chúng ta nhận định rằng khi Phật giáo truyền đến một vùng đất mới thì các cải cách được đưa ra cho phù hợp với địa phương và phong tục tập quán của con người.

Nhưng tại Trung Hoa, sau khi có những cải cách này, người ta bắt đầu thoái lui và không đắp giới y nữa. Vì lúc đó người xuất gia phải tham gia công việc đồng áng để duy trì cuộc sống. Khi họ ra ngoài làm việc họ phải cởi bỏ áo giới y vì không được thuận tiện cho lắm nên họ chỉ mặc lớp áo bên trong. Giới y được xếp qua một bên trong lúc họ làm việc. Nhưng sau một thời gian họ không còn đắp giới y nữa ngay cả khi họ không làm việc ngoài trời. Một vài người vẫn đắp y khi lên chánh điện hoặc trong lúc thọ trai. Nhưng trong phong tục hàng ngày thời nay, người xuất gia đã không còn đắp y khi lên chánh điện hoặc trong lúc thọ trai nữa. Tuy nhiên họ vẫn cho rằng mình xứng đáng là người xuất gia.Thật ra ngày nay tại các quốc gia như Trung Quốc, Đài loan, Hồng kong, Việt Nam và tất cả các khu vực có Phật giáo Bắc tông, người xuất gia chỉ mặc một cái áo dài và họ cho đây là y phục của người xuất gia. Đây là một sai lầm lớn. Nếu người xuất gia không đắp y thì cũng giống như họ đã hoàn tục. Họ cũng không có gì khác so với người tại gia. Chỉ đơn thuần mặc một cái áo dài có cổ tròn không có nghĩa là người xuất gia. Và ngay cả khi quý vị có đắp y mà quý vị vẫn còn phạm giới mỗi ngày và không chân thật. huống hồ là khi quý quý vị không mặc giới y!

Vậy thì trên thực tế Phật giáo không tồn tại ở Trung Hoa cũng như ở những nơi mà “Phật giáo” từ Trung Hoa truyền lưu đến. Nó đã không còn diện mục nguyên thủy của Phật giáo nữa. Khi tôi suy ngẫm về hiện trạng này tôi muốn làm một cuộc cải cách để chỉnh đốn khuynh hướng này tại Trung Hoa, nhưng tôi biết rằng tôi chỉ là một người tầm thường mà lời nói không có ảnh hưởng nào. Tôi không có địa vị và chẳng có ai lắng nghe những gì tôi nói. Dù tôi có gào thét khan cả cổ thì cũng chẳng có ai tin. Bởi vậy tôi phát nguyện sẽ tái thiết Phật giáo tại phương Tây và làm cho Phật giáo được hưng thịnh trở lại để cho quần chúng hiểu rõ Phật giáo là gì. Do vậy ngay khi tôi tới Hoa Kỳ, tôi một mình chủ trương việc đắp y và ăn ngày một bữa. Vì người Hoa Kỳ luôn tìm cầu tiện nghi hưởng thụ, họ không thích lắm khi được bảo mặc giới y. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ còn có môt ít người xuất gia không mặc giới y, nên tôi có thể đề xướng việc mặc giới y. Tôi cũng đề xướng việc ăn ngày một bữa, bởi vì ngay cả khi tôi chưa xuất gia, còn ở nhà thì tôi đã ăn ngày một bữa rồi, và suốt những năm sau khi xuất gia, tôi vẫn ăn ngày một bữa. Bởi do tôi không có đức hạnh cũng như các thành tựu tu hành gì khác, tôi chỉ có thể dạy cho những người theo tôi xuất gia bắt chước những biểu hiện bên ngoài này của tôi mà thôi.

Phàm những người nào theo tôi xuất gia, bất kể là nam hay nữ, đều phải ăn ngày một bữa. Tôi chỉ chấp nhận họ nếu họ có thể ăn ngày một bữa. Đây là điều kiện sắt thép (phải tuân theo) cho những người xuất gia với tôi. Nhất định không thể thay đổi. Bất kể thời gian, bất kể là áp lực như thế nào trong mọi trường hợp, điều này quyết không được thay đổi. Đạy là vì tôi đã đề xướng phong cách của Phật giáo này là phải đắp y và ăn ngày một bữa trong nhiều thập kỷ qua. Tôi đề xướng điều này khi tôi mới tới nước Mỹ và tôi vẫn đang luôn cổ vũ việc này cho tới ngày hôm nay. Mấy chục năm đã trôi qua, người ta dần dần trở nên quen thuộc với điều này và tôi tin rằng họ sẽ sẵn sàng chấp nhận điều này với cả tấm lòng của mình. Mọi người sẽ hiểu được phương pháp mà tôi dùng để giáo hóa chúng sanh.

 

            

 

Mọi người đều biết danh tiếng vàng ngày ăn một bữa của Vạn Phật Thánh Thành. Cho dù đi, đứng, ngồi, hoặc nằm, những người xuất giatại Vạn Phật Thánh Thành không rời giới y. Họ có đủ ba y, bình bát và tọa cụ (vải ngồi) theo giới luật của Phật giáo cho phép. Trong Giới Luậtnói rõ ràng rằng mặc giới y phát sinh mười loại công đức. Dù quý vịkhông tham lam để có được công đức, quý vị không thể thiếu tướng Tỳ Kheo. Quý vị có thể nói rằng: “Tôi không có tham tâm, và tôi không muốn công đức.” Quý vị có thể không tham muốn công đức, nhưng quý vị vẫn cần phải có phước đức. Phước đức này do tích lũy vun trồng từng chút một mà có được. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, quý vị cần phải vun trồng phước đức, vun trồng trí tuệ. Quý vị phải trưởng dưỡng phước đức và trí tuệ của mình. Nếu quý vị không vun trồng phước đức, trí tuệ, quý vị sẽ không có tư cách để thọ nhận cúng dường của người.

Ngày nay người ta vô tình làm thói quen xấu trở thành một quy ước. Những người không mặc áo giới được xem là ‘Phật tử chân chánh’, trong khi những người mặc áo giới thì bị xem là giả mạo.Những người mặc giới y bị chỉ trích, cho là kỳ quái. Chính Đức Phật đã sở hữu ba y, một bát, và tọa cụ (vải ngồi), và ngài luôn mặc giới y. Các đệ tử của Đức Phật cũng vậy. Nhưng khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa, tất cả đều không đắp giời y! Sau đó, những người trong Phật giáo bắt đầu nói rằng đắp y là sai.

Có một câu chuyện (công án) về việc các học sinh từ Trung Hoa đại lụclúc mới đến Đài Loan. Bởi vì các học sinh này đã trốn chạy để bảo toàn sanh mạng nên không ai trong số các học sinh này, ngoại trừ một hoặc hai, nhớ để mang theo văn bằng tốt nghiệp của mình. Khi họ nộp đơn thi tuyển vào trường đại học ở Đài Loan, họ hoảng loạn khi được yêu cầucung cấp bằng tốt nghiệp của họ. Vì vậy, họ tìm kiếm khắp nơi để tìmmột bằng tốt nghiệp làm mẫu. Khi họ tìm thấy một văn bằng thật, họ sao chép lại làm bản giả mạo. Họ gởi nộp các văn bằng giả đó đến Bộ GiáoDục, và sau đó được phép thi vào Đại Học và ghi danh vào Đại Học. Tuy nhiên, khi một người nào đó gửi bằng tốt nghiệp thật của mình đến BộGiáo Dục, thì bị xem là văn bằng giả mạo. Bộ Giáo Dục nói, “Văn bằng tốt nghiệp của các người khác đều sạch sẽ và được giữ gìn cẩn thận. Tại sao văn bằng của quý vị lại nhăn nheo và rách nát? Quý vị chắc chắn đã giả mạo văn bằng và làm cho nó trông cũ kỹ và dơ bẩn với mục đích để mọi người không nhận ra được.” Vì vậy, Bộ Giáo Dục đã từ chối chấp nhận văn bằng (thật) này. Tất cả quý vị hãy suy nghĩ về điều này: Nhữngcái giả thì được cho là thật, còn cái thật thì bị cho là giả.

 

            

 

Nếu người xuất gia mà không mặc áo giới, thì cũng giống như đã hoàn tục. Vì Phật giáo ở Trung Hoa đã hủ bại, đọa lạc, tôi đến nước ngoài xiển dương rằng người xuất gia nên ngày ăn một bữa và luôn đắp giới y theo giáo điều của Đức Phật. Tại Vạn Phật Thánh Thành, chúng ta giữ gìn quy củ ngày ăn một bữa ăn và đắp giới y. Nếu quý vị nhận thức được gia phong của Vạn Phật Thánh, quý vị sẽ thà chết hơn là thay đổi những quy củ này. Quý vị sẽ nghĩ rằng: “Ông muốn tôi không đắp giới y? Hãy bảo tôi chết, nhưngđừng bảo tôi không đắp giới y! Hãy bảo tôi chết, nhưng đừng bảo tôikhông ăn một bữa mỗi ngày.” – với loại định lực kiên cố như vậy, với tín tâm như vậy, quý vị là một thành viên thực sự của Vạn Phật Thánh Thành. Một khi tôi nhận ra mục tiêu của tôi, tôi sẽ không biến đổi thậm chí dù tôi phải chết. Ngay cả khi vào Thiền Đường nếu không đắp giới y, thì dầu cho có thể khai ngô ngay khi vừa ngồi xuống, tôi cũng không dám làm điều đó!

Đối với việc đắp giới y, ở Trung Hoa không những người xuất gia khôngđắp giới y trong khóa Thiền, mà họ còn không đắp giới y vào bất cứ lúc nào. Không có tu viện nào mà nơi đó người ta đắp giới y. Họ đã quen với điều đó rồi. Nếu người xuất gia không đắp giới y, thì mất đi hình tướng Tỳ Kheo. Những chiếc áo tràng dài và áo tràng với tay áo rộng mà họ mặclà trang phục của triều đại nhà Đường, vốn không phải là một phần của Phật giáo. Điều này có gì làm bằng chứng? Hãy nhìn xem! Các tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, ngay cả cho đến ngày nay, họ vẫn luôn đắp giới y của họ vào mọi lúc. Tại sao tại Trung Hoa người xuất gia lại không đắp giới y? Điều đó rất dễ hiểu. Đó là vì người Trung Hoa rất cần cù làm việc. Họlàm rất nhiều công việc lao động chân tay. Khi họ đi ra ngoài để làm việc, giới y trở thành một sự bất tiện. Vì vậy, khi đi ra ngoài để làm việc,họ cởi giới y ra và chỉ còn lại áo tràng bên trong khi làm việc. Vì giới y gây trở ngại cho công việc của họ, họ ngưng lại việc đắp giới y. Sau một thời gian dài, họ đã quen với việc không đắp giới y và bắt đầu nghĩ rằngchiếc áo tràng bên trong họ mặc lúc ngủ là trang phục thích hợp chongười xuất gia. Trên thực tế, họ chỉ duy trì trang phục của triều đại nhà Đường. Quần áo của người thế tục bình thường đã thay đổi về kiểu phục sức, trong khi người xuất gia vẫn giữ kiểu phục sức cũ và không thay đổitrang phục triều đại nhà Đường. Họ đã coi đó như là trang phục đặc biệt của người xuất gia, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Nếu quý vị khôngđắp giới y, thì quý vị không khác gì một người trần tục với một cái đầucạo trọc. Quý vị không phải là một người xuất gia! Vì sao lại không phải là người xuất gia? Vì quý vị quá tùy tiện cẩu thả. Trong mỗi hành vi, mỗi cử chỉ của quý vị, quý vị còn không biết rằng mình là một người xuất gia.

Trong khóa Thiền dĩ nhiên là họ không mặc áo giới. Trong Giới Luật có nói: “Y không rời thân”. ” Ba y, bát, tọa cụ cần mang theo mình khi đi nơi nào. Nếu quý vị không mang theo những vật này là vi phạm giới luật.Nhưng nếu quý vị hỏi những người xuất gia hiện nay, có người nào có thể nói rằng giới y của họ không bao giờ rời thân họ? Đây chỉ là hìnhtướng bên ngoài. Đây không phải là trường hợp đắp giới y làm người ta thành người xuất gia. Nếu quý vị mặc áo giới mà không giữ giới luật, thì quý vị vẫn không thể được xem là người xuất gia. quý vị chỉ là một Tỳ Kheo phạm giới, và thậm chí còn tồi tệ hơn là cư sĩ. Như thế, ngay cả khiquý vị đắp giới y, quý vị còn thường vọng tưởng dâm dục, thưởng tưởng nghĩ thị phi. Nếu quý vị không đắp giới y nữa, thì tôi không tin rằng quý vị là một vị Bồ Tát, hoặc một vị Thanh Văn, hay là một vị Duyên Giác.

Còn có việc ăn ngày một bữa. Tại sao tôi ăn ngày một bữa? Từ lúc trẻ tôi đã có suy nghĩ là tôi nguyện thay chúng sanh thọ khổ. Những phước đáng hưởng, tôi đều tặng cho mọi người và khổ của mọi người hãy giao cho một mình tôi chịu. Nguyên nhân là vì lúc Nhật Bản đánh Trung Hoa, người Nhật bắt người Trung Hoa và nhốt trong các trại lao động, bắt làm lao công cực nhọc nhưng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nên họ bị lạnh chết, đói chết, rồi đem bỏ xác họ cho chó ăn. Thấy người Trung Hoa bị khổ như vậy, tôi nhận thức ra là trên thế giới có nhiều người không có ăn. Vì vậy tôi bắt đầu ngày ăn một bữa. Lúctôi còn ăn ba bữa, tôi có thể ăn năm chén cơm trong mỗi bữa ăn. Sau đókhi tôi bắt đầu ăn một bữa mỗi ngày, tôi chỉ ăn ba chén cơm, như thế tôidành lại mười hai chén cơm cho những người không có thức ăn để ăn. Ở một nơi lạnh như Mãn Châu, tôi có nguyện ý chỉ mặc ba lớp vải ngay cả khi trời mưa vào mùa đông. Bằng cách đó, vải và bông mà tôi tiết kiệmđược có thể dành cho những người không có quần áo để mặc. Đó là vì sao tôi ăn ngày một bữa. Về sau tôi xuất gia, nhưng vì tại Hoa Kỳ thời tiết không quá lạnh, tôi đã không đặt hạn chế về quần áo. Đối với thực phẩm, những người xuất gia với tôi, dù là nam hay nữ, tất cả đều phảichỉ ăn  một bữa mỗi ngày và giúp tôi tiết kiệm một số thực phẩm cho những người không có thực phẩm nào để ăn.

Ở Trung Hoa không có nơi nào ăn ngày một bữa. Thiền Thất ở TrungHoa, có thể được gọi là Thực Thất (khóa ăn). Họ có ba thời trà và bốn thời cơm, ngoài ra còn có thêm món bánh bao vào thời khuya nữa. Nếu quý vị cho rằng quý vị như thế mà vẫn dụng công tinh tấn thì tôi không tin được! Tôi ngày ăn một bữa mà đã cảm thấy rắc rối, phiền phức lắm rồi; vậy mà, quý vị có thể ăn bốn bữa cơm và thêm bữa bánh bao vào buổi tối nữa thì sẽ như thế nào? Trong Phật giáo Trung Hoa họ gọi bữa ăn tối là “uống thuốc” (dược thạch). Điều này được gọi là “bịt tai ăn cắpchuông.” Đó là lừa dối mình và lừa dối người khác. Họ muốn ăn vào ban đêm, vì vậy họ gọi việc đó là “uống thuốc.” Đó là Phật giáo tại Trung Hoa – một Phật Giáo lừa dối người. Tôi không có cách nào để cải cách Phật Giáo Trung Hoa. Tại Hoa Kỳ, tôi đã kiến lập gia phong hải ngoại hoàn toàn khác với Phật giáo ở châu Á. Ở Hoa Kỳ, mọi người thích hưởng thụ. Bởi vì cuộc sống của họ rất thoải mái, ngay cả khi người xuất gia có bánh bao hấp và bánh để ăn, dù thức ăn của họ có ngon đến đâu cũng khôngbằng thực phẩm của người tại gia. Ồ! Người tại gia có thể thưởng thức tiệc hải sản và các món thịt phủ phê lãng phí. Vì vậy, tôi đã đề xướngviệc thực hành ăn ngày một bữa để đối trị sự hưởng thụ này. Người Mỹđều thích hưởng thụ.

Tôi đến đây không phải để nói Pháp cho người Trung Hoa, tôi đến đây để giáo hóa người Hoa Kỳ. Đối tượng để tôi giáo hóa là người Hoa Kỳ, không phải là người Trung Hoa. Người Trung Hoa chỉ là phụ. Tôi đến từ châu Á, cách xa hàng ngàn dặm, tới Hoa Kỳ, hoàn toàn một thân một mình. Đến ngay vào trung tâm lãnh thổ của các tôn giáo khác, tôi đề xướng việc thực hành ăn ngày một bữa như là cách đối trị cho lối sốnghưởng thụ của người Hoa Kỳ. Nếu quý vị có thể ăn ngày một bữa thì mớicó thể xuất gia. Nếu quý vị không thể ăn ngày một bữa, thì quý vị khôngđủ điều kiện, không đủ tư cách để xuất gia. Đó là ăn ngày một bữa.

Đối với việc đắp giới y, ở Trung Hoa tôi không thể nói “những người xuất gia” đã thực sự rời khỏi nhà (xuất gia) hay chưa? Đơn giản là tôi không biết. Bất cứ ai cũng có thể cạo đầu và làm vài vết đốt nhang và tự gọi mình là người xuất gia. Không có tiêu chuẩn về hình tướng biểu thị. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu tất cả mọi người xuất gia tại Vạn Phật Thánh Thành đều đắp giới y. Tôi đến Hoa Kỳ mở đường, tôi đề xướng các thực hành đắp y và ngày ăn một bữa.