Từ ngày 20 tháng 11 năm 1974 đến 12 tháng 1 năm 1975 Hòa Thượng Tuyên Hóa lãnh đạo cuộc hoằng pháp qua Đông Nam Á đến các nước như Hương Cảng, Ấn Độ, Tân Gia Ba, Việt Nam, Đài Loan…

Dưới đây là sơ lược bài thuyết giảng của Hoà Thượng tại Việt Nam:
“Trước khi buổi giảng bắt đầu, các vị làm ơn cho tôi xin vài điều nhé! Nghe tới đây, chắc có người thầm nghĩ: Tông chỉ của Hòa Thượng là:hpvn1_small

Dù lạnh đến chết, cũng không phan duyên

Dù đói đến chết, cũng không xin xỏ.

Nghèo khổ đến chết, cũng không cầu cạnh.

Tại sao bây giờ mới đến Việt Nam mà Hòa Thượng lại xin nầy xin nọ; Vậy có phải là mâu thuẩn với những tông chỉ trên không?

Không phải đâu! Điều tôi xin đây khác với những gì các vị đang nghĩ, vì tôi không xin tiền hay phẩm vật chi cả. Vậy tôi muốn xin gì đây? Tôi chỉ muốn xin cái gốc phiền não của các vị thôi, làm ơn gom hết cho tôi. Tôi có thêm nhiều phiền não chừng nào thì càng tốt chừng nấy, còn các vị thì nên giảm bớt phiền não đi. Một khi các vị trút bỏ những ưu phiền cùng ba độc tham sân si thì sau này tự nhiên các vị sẽ phát sanh đầy đủ giới định huệ. Đó chính là điều đặc biệt mà hôm nay tôi nhắc nhở đến cùng các vị.


hpvn2_small

Các vị nên tận dụng năng lực sẳn có của mình mà không nên gò bó trong khuôn khổ hạn hẹp như những hạt bụi li ti. Vì tâm các vị vốn có công năng bao trùm tận hư không pháp giới, nó có thể to đến nổi chẳng vật gì mà chẳng dung chứa được; mặt khác nó cũng nhỏ đến nổi không thể đựng được vật gì. Với tâm diệu dụng, các vị nên mở tâm mình rộng khắp không gian, thâm nhập cùng cả hằng sa thế giới. Một khi tâm hòa đồng cùng pháp giới thì các vị có thể hóa độ chúng sanh.

Ngược lại nếu chúng ta không biết dụng tâm thì sẽ thấy đây là Việt Nam, đó là Nhật Bản, hay nọ là Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan… hoặc lãnh thổ này nhỏ, quốc gia kia to… Nếu như vầy thì chúng ta không thể nào cứu độ chúng sanh ở thế giới này.

Là Phật tử chúng ta nên xem xét tất cả pháp giới quốc độ như chính ngôi nhà chung đồng một thể tánh với mình. Đừng tạo nên những ranh giới cách biệt giữa ta và chúng sanh. Cho dù các vị thuộc phái Bắc Tông hay Nam Tông nên phá bỏ những ranh giới phân biệt này để cùng nỗ lực hoằng truyền Phật pháp khắp mọi nơi, hòa hợp thành một Hội Phật Giáo Thế Giới. Không nên hạn cuộc vào quốc gia nhỏ bé của mình mà phải mở rộng tầm nhìn xa khắp cả hoàn cầu.


hpvn3_small

Đời nay khoa học thật hiện đại đã làm sáng tỏ nhiều điều nên không còn những tư tưởng suy đoán mập mờ cũ xưa. Mỗi người chúng ta phải mở toang những cánh cửa sổ tâm hồn mình để thông hiểu thật đúng về sự hòa hợp này như: ‘Giúp đỡ người cũng chính là giúp chúng ta; chăm sóc người chính như chăm sóc bản thân ta.’

Chúng ta phải có phương pháp hợp nhất tất cả Phật tử thành một thể, lập một Hội Đoàn không phân biệt giữa các tông phái, đồng thời phá tan những quan niệm tu biệt lập. Đừng vướng mắc vào hình thức hay thành kiến về Đại hoặc Tiểu Thừa vì Đạo Phật vốn đồng một thể. Chúng ta không những nhận riêng mình là một phần tử mà ngay cả những người không tin Phật cũng đồng một thể này.

Như lời Đức Phật Thích Ca: ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật nhưng chỉ vì vọng chấp mà không thành Chánh Giác.’

hpvn4_small
Một lần nữa tôi xin nhắc lời Phật dạy: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật có nghĩa là: Đối với người tin haykhông tin Phật đi nữa thì Phật tánh của họ vẫn không bị mai một. Chỉ vì hiện tại họ chưa phát lòng tin nhưng tương lai họ sẽ tin và nếu tương lai họ không tin thì những kiếp sau đó họ cũng sẽ tin, rồi cũng có một ngày họ sẽ tin Phật. Tôi xin nhấn mạnh điểm chủ yếu là chúng ta là nên nhớ điều phục mình đừng cho đến gần những biên giới phân chia tức là đừng cô lập trong giáo lý Phật. Một khi khái niệm về Ngã và Chúng sanh hoàn toàn không còn thì những ranh giới phân biệt cũng không tồn tại.”Quả thật vậy, chúng ta vì dính mắc, phân biệt: Tôi là người Tàu, anh là người Việt, người Thái, Miến Điện, Nhật Bản, Ấn Độ, hoặc Tích Lan…nên tâm không thể mở rộng được. Nếu chúng ta không bỏ những chấp trước như thế tức không phụng hành lời Đức Bổn Sư Thích Ca. Phật pháp sẽ được hoằng hóa khắp nơi nếu chúng ta không còn những chấp trước này và lúc đó tâm chúng ta sẽ quảng khai trùm khắp pháp giới. Đồng thời chúng ta cũng cần phải phá tan những ranh giới, vì Phật pháp bao la không giới hạn, nếu chúng vướng mắc vào đây thì không phải là Phật pháp.

Cư sĩ Quả Dụ đã theo Ngài trong suốt cuộc hoằng pháp, và ông ghi lại như sau:

hpvn5_small
“Thượng Nhân đi đến đâu là nơi đó đều có sự cảm ứng đặc biệt, thật khó mà tin được. Bất luận dù ở đâu, khi chúng tôi đến cũng đều thấy trong giảng đường đầy nghẹt người. Tôi nhớ lúc tại Sài Gòn khi Sư phụ đối trước cả ngàn người thuyết pháp và cứ mỗi ba phút Ngài phải ngưng lại vì những tiếng hoan hô, vỗ tay ầm ỷ của thính giả. Khởi đầu Ngài giảng bằng tiếng Hoa, kế đến được phiên dịch tiếng Việt. Giống như trong những trận bóng rỗ gay go, tiếng thính chúng reo hò, hồ hởi, phấn khởi vang rền cả hội trường. Điều làm cho tôi cảm động nhất là lúc đó Sư phụ giống như máy phát năng lực, với khí lực sung mãn; không hề mỏi mệt dù đã gian lao trải qua một cuộc hành trình dài Ngài vẫn thuyết pháp không ngừng. Không những vậy mà Ngài còn phải tiếp đãi những đoàn người không ngớt ào đến vây quanh chờ đợi, giáo cầu Ngài giúp đở. Sư phụ tâm quyết một lòng quảng độ chúng sanh dù phải hao mòn thân thể, rơi xương máu cũng không hề ngưng nghỉ.”

prop3_12

Hòa Thượng cùng vợ chồng cư sĩ Quả Ngộ (tháng 11, 1974)

Ngài trở về Mỹ vào đầu tháng giêng năm 1975. Ngày 17 tháng 1, Ngài bảo một đệ tử gởi điện tín về Việt Nam cho cư sĩ Phương Quả Ngộ với nội dung: “Nếu như các việc đã thu xếp xong, ta hy vọng vợ chồng con hãy đến Mỹ sớm một chút. Mong sẽ có ngày tái ngộ. Kim Sơn Tự.”

Khi nhận được điện tín, Quả Ngộ linh tính như có điều không lành, nên bèn điện thoại thỉnh vấn lý do tại sao Ngài muốn vợ chồng bà sớm qua Mỹ. Nhưng Sư phụ chỉ nói: “Không có gì!”

Cuối cùng Quả Ngộ đã vâng lời Ngài và đến Mỹ vào ngày 10 tháng 3 năm 1975. Chồng bà còn bận công việc làm ăn nên tạm tới Hồng Kông, lúc bấy giờ là thuộc địa Anh. Đến ngày 17 tháng 4 năm 1975, ông nghĩ nước Việt cũng chưa có động tĩnh gì bèn gởi điện tín hỏi vợ có muốn về Sài Gòn không? Như thường lệ, Quả Ngộ lại thỉnh giáo Sư phụ, Sư phụ nói: “Con đợi ba tuần lễ sau rồi hãy quyết định.”

Nhưng chỉ đến hai tuần sau thì Sài Gòn tiếp quản. Kể từ đó Quả Ngộ thường lưu ngụ ở Mỹ nhiều hơn các nước khác. (Quả Ngộ là một thương gia thường du hành hầu như khắp thế giới.)

hpvn6_small

Hình chụp lúc ký giấy tờ tạo mãi VPTT năm 1976 (bà Phương Quả Ngộ đứng ngoài cùng bên trái)

Thượng Nhân đã ái hộ và cứu trợ dân Việt thật tận tình. Ngài đã thành lập Trung Tâm Cứu Trợ Người Tỵ Nạn Đông Nam Á tại Vạn Phật Thánh Thành từ năm 1980 đến 1986. Đồng thời được Chánh quyền Mỹ chấp thuận nên tại đấy đã mở lớp huấn luyện nghề nghiệp, cùng lớp dạy Anh Ngữ cho người tỵ nạn hầu giúp họ sớm thích ứng trong cuộc sống mới nơi đất Mỹ.Suốt trong những năm đầu mới thành lập Tổng Hội Pháp Giới Phật giáo, Quả Ngộ đã nhiệt tâm đóng góp công sức, hộ trì Tam Bảo. Bà đã không chút quản ngại đời sống đạm bạc, quy củ của nhà Chùa mà thường lưu lại để phụ giúp biên thảo, kiểm duyệt trong việc kết tập những bài thuyết giảng của Sư phụ. Ngoài ra bà còn khuyến khích và huấn luyện cho các vị thanh thiếu niên Mỹ đang học tập phiên dịch Kinh điển về những từ ngữ Phật học hay những thành ngữ Trung Hoa.

 

 

Chú thích của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ: 

– Bà Phương Quả Ngộ được Hòa Thượng đánh điện bảo phải thu xếp rời khỏi nước Việt Nam vào tháng 1 năm 1975 và được nhắc đến trong bài Khai Thị  Biện Pháp Chấm Dứt Chiến Tranh Hay NhấtBĐH số 62. 

    Nội dung bức điện tín ngày 25 tháng 1, 1975:

hpvn_thu cua HT gui ba Phuong Qua Ngo

 

http://www.drbachinese.org/vbs/1_100/vbs60-62/news.html

– Bà cư sĩ Phương Quả Ngộ đã từ trần vào ngày 19 tháng 2 năm 1997 tại Singapore. Các con trai cùng cháu nội đã về đầy đủ bên bà lúc bà lâm chung.