Gene Ching
Hai vị thầy gặp nhau ở chùa Kim Sơn
Thầy Hằng Thật vẫn còn nhớ rõ ngày đầu tiên Hòa thượng Hải Đăng đến phi trường San Francisco. “Thầy
Sau này, ngài Hải Đăng giải thích về việc thầy không sở hữu nhiều vật dụng trong một buổi thuyết giảng có thầy Hằng Thật tham dự. Thầy Hằng Thật rất trân quý những lần đàm thoại giữa sư phụ thầy là Hòa thượng Tuyên Hóa và ngài Hải Đăng. “Sư phụ đưa Thầy Hải Đăng đến Chùa Kim Sơn. Thầy Hải Đăng nói: “Tôi đã bảo với ngài rằng tôi không thể nhận cúng dường. Mọi thứ thọ nhận sẽ gây nợ và phải trả lại sau này, có thể phải mang lông, đội sừng để trả”, có nghĩa là phải mất thân người để trả nợ. Vì vậy mà chúng tôi đã hỏi hòa thượng Tuyên Hóa: “Sư phụ, có thật rằng mọi thứ mà chúng ta nhận từ các cư sĩ sẽ gây thành món nợ?” Sư phụ trả lời rằng’ “Hòa thượng Hải Đăng có thể nói vậy vì ngài thật sự sống theo cách này. Ngoài ra mọi người ở Trung Quốc thường nghèo, nếu không để họ đưa cho chúng ta phước đức của họ, thì làm sao họ có thể có được công đức. Chúng ta phải có lòng từ bi, chấp nhận mang một ít nợ . Đây là việc mà Bồ Tát làm.” Sau đó Hòa thượng nói rằng, ‘Hòa thượng Hải Đăng đi con đuờng khác tôi.” Và chúng tôi đều lắng nghe. Sư phụ hỏi: “Điều này có đúng không Hòa thượng Hải Đăng?” Thầy Hải Đăng trả lời rằng” “Thầy nói vậy là có ý gì?” Và Sư phụ trả lời rằng: “Chúng ta đều là pháp hữu, là huynh đệ cùng tu đạo, nhưng điểm xuất phát của chúng ta khác nhau. Tôi xuất gia vì lòng từ bi, còn ngài xuất gia vì muốn trả thù.” Thầy Hải Đăng nói: “Thật đúng như vậy.” Sư phụ kể rằng cha của Hòa thượng Hải Đăng đã bị giết bởi những kẻ cướp hoặc bởi một đội quân lính cướp bóc nào đó. Vì vậy mà ngài Hải Đăng đã xuất gia với một lời nguyện rằng thầy sẽ làm bản thân mình mạnh mẽ và sẽ đánh bại hết kẻ thù và một lúc nào đó sẽ báo thù. Thầy đã tu theo phương pháp gọi là Uế tích Kim Cang – Những vị thần kim cang có sức mạnh và quyền lực giống như là những vị bồ tát, nhưng thệ nguyện của họ là muốn đập nát ma quỷ. Họ là những người có thệ nguyện sâu rộng, và Hòa thượng Hải Đăng đã có được động lực bởi những lời thệ nguyện này. Hòa thượng Tuyên Hóa xuất gia với thệ nguyện rằng sẽ cứu tất cả chúng sanh, để chấm dứt nỗi thống khổ, và cả hai ngài đều có thệ nguyện rộng lớn.”
Di Sản của Hòa Thượng Hải Đăng
Cả thầy Hằng Thật và tiến sĩ Verhoeven đều rất tôn kính Hòa thượng Hải Đăng. “Bất cứ khi nào tôi thấy ngài,” tiến sĩ Verhoeven nói trong sự kinh ngạc, “tất cả những gì ngài dùng chỉ là một bát cháo suông với một ít rau cải được thái nhỏ ở phần trên.”
Thầy Hằng Thật còn có một câu chuyện khác còn đáng khâm phục hơn. “Thầy Hải Đăng lúc đó đang ở tại chùa Kim Sơn ở đường số 15 thành phố San Francisco. Một ngày nọ tôi đến thăm ngài để chuyển lời nhắn của sư phụ đến ngài. Khi tôi gọi ‘Sư Phụ Hải Đăng?’, thầy xoay người như thế này (quay chậm rãi) nhìn tôi và mở mắt ra. Và tôi nhìn thấy một luồng ánh sáng không thể tin được phát ra trong mắt ngài. Thật kỳ diệu. Tôi sửng sốt vì nghĩ rằng không có lý do gì để ngài nhìn tôi với một ánh mắt đầy ánh sáng như vậy. Ngài đưa mắt ngài lên và xoay người qua để nhìn tôi. Rõ ràng là ngài đang cố cho tôi thấy một điều gì đó trong mắt ngài. Tôi đã ồ lên và quay trở về hỏi Sư phụ: ‘Sư phụ, thầy Hải Đăng có một luồng ánh sáng không thể tin được bên trong mắt của ngài.’ Sư phụ trả lời: ‘Dĩ nhiên, ngài viên mãn, ngài chưa bao giờ gần nữ giới.’ Bây giờ thì tôi đã hiểu, thì ra ngài là viên mãn. Đức hạnh ngài viên mãn. Đó chính là ánh sáng. Ngài xuất gia vì muốn trả thù, muốn tiêu diệt hết bọn cướp bóc. Và cả cuộc đời đạo hạnh của ngài rất là thanh khiết, ngài là một người trinh bạch. Đó là Đồng Tử Công – trong trường hợp của ngài, là chân thật.”
Phụ Chú:
Đoạn phim về Hòa Thượng Hải Đăng: http://www.advite.com/New_Folder/VenMasterHaiDeng.htm
Phim giới thiệu và đề cao thành tựu võ thuật của Tổ Bồ Đề Đạt Ma và của Hòa Thượng Hải Đăng. Thật ra mục đích chánh của các ngài là Liễu Sanh Thoát Tử, Hoằng Độ Chúng Sanh; võ thuật chỉ là phương tiện không phải là cứu cánh của việc tu hành
You must be logged in to post a comment.