Chinese and English | Vietnamese
Chân Thành Ủng Hộ Đạo Tràng Ngũ Phương Phật
Bài nói chuyện của ông John Chu Báo Vajra Bodhi Sea số tháng 12, 2013 trang 33-37 Chủ đề kết pháp duyên tối nay của tôi là làm thế nào để hộ trì Đạo tràng của Chư Phật ở năm phương một cách chân chánh. Vì sao gọi là Đạo tràng Ngũ Phương Phật? Kỳ thật, đó chính là ngôi Diệu Giác Thánh Tự, mà Sư Phụ – Hòa Thượng Tuyên Hóa – đã muốn chúng ta xây dựng, và còn được gọi bằng cái tên quen thuộc với mọi người hơn, đó là Viện Nghiên Cứu Triết học và Luân Lý Quốc Tế (International Institute of Philosophy and Ethics – IIPE). Ý tưởng xây dựng Đạo tràng Ngũ Phương Phật này bắt nguồn từ đâu? Theo tôi được biết, vào năm 1992 (hoặc có thể sớm hơn), có một vị giáo thọ họ Trương từ Bắc Kinh đến Vạn Phật Thánh Thành và ở lại đây độ chừng vài tháng, hoặc cũng có thể là một hay hai năm gì đó. Ông ta là một vị giáo thọ chuyên về kiến thiết các tự viện của Phật Gíáo, Hòa Thượng Tuyên Hóa đã mời ông ta thiết kế Diệu Giác Thánh Tự, bao gồm cả Đại Hùng Bảo Điện. Khởi đầu, ông giáo thọ hỏi Hòa Thượng, “Bạch Hòa Thượng, Thầy muốn con thiết kế Đại Hùng Bảo Điện, thế chẳng hay ngôi Bảo Điện này là để cúng phụng vị Phật hay Bồ Tát nào?” Hòa Thượng trả lời, “Đại Hùng Bảo Điện của Diệu Giác Thánh Tự sẽ dành để cúng phụng Ngũ Phương Phật–chư Phật ở năm phương”. Và đó chính là duyên khởi của ý tưởng này. Sau khi biết được duyên khởi này rồi, thì chúng ta nên làm gì để ủng hộ Đạo Tràng Ngũ Phương Phật ? Trước nhất, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc hỗ trợ về vật chất [người có tiền thì xuất tiền, kẻ có sức thì góp sức – như thế chính là ủng hộ vậy!. Điều này hẳn là đúng đắn, thật ra chẳng có gì là sai cả và chúng ta cũng đã từng nhận sự quyên góp hiến tặng, bao gồm cả “Vạn Phật công đức” – mười nghìn tôn tượng Phật trong Vạn Phật Điện. Nơi này thì đến nay đã được quyên hiến đủ số rồi, nhưng trong Diệu Giác Bảo Điện của Diệu Giác Thánh Tự thì sẽ có ba mươi nghìn tôn tượng Phật, vì thế, chúng ta có thể tiếp tục nhận sự quyên tặng về phương diện này. Trong tài khoản quyên góp, chúng ta có một trương mục gọi là “Đại Hùng Bảo Điện,” hoặc “ IIPE (Viện Nghiên Cứu Triết học và Luân Lý Quốc Tế )”, và ở Đài Loan thì có tên là “Kế Hoạch Phát Triển Diệu Giác Sơn”. Tất cả đều như nhau. Trên thực tế, mọi người đều có thể ủng hộ dự án này. Không nhất thiết là phải có tiền hay có công sức, mà chúng ta chỉ cần tuỳ hỷ công đức, nói những lời tốt lành hoặc tuỳ hỷ tán thán, ngợi khen. Có câu rằng, “Từ bi khẩu, phương tiện thiệt, hữu tiền một tiền đô khả dĩ tác đức” (Với miệng từ bi và lưỡi khéo léo, chúng ta đều có thể tạo công đức cho dù chúng ta có tiền hay không”). Đương nhiên, chỉ cần thành tâm, thật lòng muốn quyên hiến thì một đô la không bị coi là ít, và cả triệu đô la cũng không kể là nhiều. Điều đáng nói – là sự phát tâm của quý vị. Tối hôm qua, có một Pháp sư đã nói rằng, khi tu hành, trước hết chúng ta cần phải sửa đổi những tập khí, thói quen tật xấu của mình. Một cách khác để ủng hộ dự án này là nhận biết được danh hiệu và công đức của Ngũ Phương Phật. Nếu chúng ta có thể cung kính cúng dường Ngũ Phương Phật, biết rõ về công đức của Ngũ Phương Phật và có thể y giáo phụng hành, thực hành theo các Ngài, thì chúng ta cũng có thể chuyển đổi những thói quen xấu của mình. Có câu rằng, “Chuyển thức thành trí huệ”. Ngũ Phương Phật cũng được gọi là Ngũ Trí Phật hay Ngũ Trí Như Lai. Nếu có thể chuyển thức thành trí, tức là chúng ta có thể “nhập Phật tri kiến”, và đó cũng là cách ủng hộ tốt nhất vậy. Bây giờ tôi mạn phép lợi dụng chút thời gian còn lại để chúng ta cùng nhau tìm hiếu về danh hiệu và công đức của Ngũ Phương Phật. Ngũ Phương Phật còn được tôn xưng là Ngũ Trí Như Lai, và cũng được biết đến như là năm vị Phật của trí huệ. – Ở phương chính giữa là Pháp Thân Phật–Đức Tỳ Lô Giá Na Phật; Ngũ Phương Phật được xem là tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai (1): Phương chính giữa là Tỳ Lô Giá Na Phật, tiêu biểu cho Pháp Giới Thể Tánh Trí; Đó cũng chính là chuyển hóa năm thức đầu tiên thành những nỗ lực và hành vi tạo tác đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh. Trong Phẩm Nhập Pháp Giới (phẩm thứ 39) của Kinh Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Bồ Tát có một đoạn kệ tụng tán thán Đức Phật như sau: Sát trần tâm niệm khả số tri, Nghĩa là: Tâm niệm nhỏ như vi trần có thể đếm biết, Trên thực tế, chúng ta không thể nào hiểu hết và kể hết công đức của năm vị Phật này. Tôi chỉ có thể cố gắng để nói một cách khái quát mà thôi. Tiếp đến, tôi sẽ nói về các công đức của Ngũ Phương Phật và đề cập đến mối tương quan mật thiết giữa chú Lăng Nghiêm với các vị Phật này. Hòa Thượng Tuyên Hóa đã giảng rằng: “Chú Lăng Nghiêm là vua của tất cả các chú! Chú này có quan hệ tói sự hưng suy của toàn thể Phật giáo. Nếu trên thế gian còn có người trì tụng chú Lăng Nghiêm thì Chánh Pháp sẽ tồn tại; nếu không còn ai trì tụng chú này, thì Chánh Pháp sẽ không còn hiện hữu nữa.” “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai.” Chỉ với cái tâm không sân hận thì người ta mới có thể không khởi lên ý niệm ám hại người khác khi phải đối đầu với nghịch cảnh. Đức Phật A Súc Bệ từ buổi sơ khai trong quá trình tu tập ở nhân địa đã lập lời nguyện rằng: Cho dù có đối mặt với bất cứ vấn đề gì, Ngài đều sẽ không bao giờ sanh lòng sân hận hay thù ghét ai cả. Và kết quả là Ngài đã tạo dựng được cõi tịnh độ này và không bao giờ thối chuyển. Thân của Phật A Súc Bệ có sắc xanh, Ngài ngự ở phương Đông và ngồi trên một cái đài làm bằng tám con voi chúa lớn (bát đại tượng vương). Đức Phật này có thể trừ khử được sân độc–độc tố của sự tức giận–và có thể chuyển hóa thức thứ tám thành Đại Viên Kính Trí. Cư sĩ Duy Ma Cật vốn đến từ thế giới Diệu Hỷ ở phương Đông. Trong Ngũ Bộ của Chú Lăng Nghiêm, thì ở phía Đông là Kim Cang Bộ. Kim Cang Vương Chú là sử dụng chiết phục pháp, tức là dùng phương pháp thuần hóa và chế ngự. Việc ưu tiên hàng đầu và tối quan trọng của những người tu hành là hàng phục và kiềm chế được phiền não hiện hành của chính mình, chứ không phải đi chiết phục người khác. 3. Vị Phật thứ ba là Bảo Sanh Phật ở phương Nam. Ngài là tập hợp của tất cả Phước, Đức, Tài, Bảo và có thể sanh ra vạn pháp. Thân của vị Phật này có màu vàng và Ngài ngự trên một cái đài được làm bằng tám con ngựa vua lớn (bát đại mã vương). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí và có thể điều phục được tất cả chúng sanh kiêu mạn. Trong Chú Lăng Nghiêm, thì đó chính là Bảo Sanh Bộ, biểu thị cho Chú Chư Thiên Vương và thuộc loại Tăng Ích Pháp, có thể làm tăng trưởng giới, định, huệ của chúng ta chứ không phải làm tăng ích danh văn lợi dưỡng. 4. Vị Phật ở phương Tây là đức Phật A Di Đà, có nghĩa là vô lượng quang và vô lượng thọ. Thân của Phật A Di Đà có màu đỏ. Ngài kết Di Đà Định Ấn, và ngồi ở phương Tây trên một bảo tòa được làm bằng hoa sen đỏ gắn trên đầu tám con công lớn (bát đại khổng tước). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí và loại bỏ nghi độc–độc tố của sự hoài nghi và là một trong ngũ độc. Phật A Di Đà cũng được biết đến với danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, Cam Lồ Vương Phật hay Vô Lượng Quang Phật. Trong Chú Lăng Nghiêm, đó chính là Liên Hoa Bộ và là thần chú của chư Bồ Tát, và sử dụng Nhiếp Thọ Pháp. Đây là phương pháp phù hợp nhất cho các chúng sanh trong cả ba hạng căn tánh (tam căn phổ bị) (4). 5. Vị Phật thứ năm ở phương Bắc là Bất Không Thành Tựu Phật của Thắng Nghiệp Tịnh Đô. Ngài có thể chuyển hóa phiền não do đố kỵ và chuyển hóa năm thức đầu tiên thành Thành Sở Tác Trí. Thân của vị Phật này có màu xanh lục, Ngài kết Vô Uý Ấn và ngồi trên bảo tòa làm bằng tám con chim đại bàng cánh vàng (bát đại bàng kim sí điểu). Ngài có thể hàng phục những con rồng ác và các loại rắn độc. Trong Chú Lăng nghiêm, Ngài được xếp vào Yết Ma Bộ,, là thần chú của Chư Quỷ Thần, dùng pháp Tức Tai, có thể thanh trừ tất cả tai nạn. Tuy nhiên, để dứt trừ mọi tai ương, chúng ta phải lấy việc sám hối nghiệp chướng làm đầu. Trên đây chỉ là tóm lược danh hiệu và công đức của chư Phật ở năm phương. Chúng ta vẫn còn chút thời giờ, cho nên tôi sẽ nói thêm đôi chút về lý do tại sao Hòa Thượng Tuyên Hoá muốn chúng ta xây dựng Đại Hùng Bảo Điện (tức là Diệu Giác Thánh Tự). Các lý do sẽ được bàn thảo như sau: Lý do chính đã được Hoà Thượng nêu lên với chúng ta tại chánh điện này vào ngày 11 tháng 9 năm 1992. Bài nói chuyện đó cũng đã được đăng trên nguyệt san Vạn Phật Thành – Kim Cang Bồ Đề Hải số 270 vào tháng 11 cùng năm. Chính tại Phật Điện này, Hòa Thượng đã khai thị rằng: “Nếu kế hoạch được thông qua thì chúng ta có thể chính thức xây dựng tu viện Phật Giáo. Lúc ấy, tất cả những người tu hành (Hòa Thượng dùng nhóm chữ “những người tu hành”, chứ không nói là “những người xuất gia” (ngụ ý không phải chỉ riêng các vị tăng ni mà thôi) đều có thể cùng dọn về đây sống chung với nhau. Cho dù là các cơ sở, nơi truyền giới hoặc các nhu cầu khác thì nơi này cũng sẽ có đủ tiềm năng và địa điểm này sẽ phù hợp cho tất cả nhu cầu của chúng ta. Và như thế, Vạn Phật Thánh Thành có thể được xem như “đi đúng hướng” vào quỹ đạo. Khi việc xây cất Diệu Giác Thánh Tự đã hoàn tất, thì mọi thứ và các toà nhà nằm trong khuôn viên phiá bên này có thể được sửa sang lại để dùng làm trường tiểu học, trung học và đại học. Một lý do khác nữa theo sự suy đoán của chúng tôi, là chúng tôi tin rằng Hòa Thượng Tuyên Hóa muốn hoằng duơng cả năm tông như nhau. Ngũ tông tịnh hoằng có mối tương quan mật thiết với Ngũ Phương Phật, và Ngũ Phương Phật cũng có mối quan hệ rất mật thiết với Chú Lăng Nghiêm. Mục đích hoặc lý do sau cùng của Hòa Thượng là theo sự suy đoán của tôi mà thôi, thì Hòa Thượng muốn xây cất Thánh Tự Diệu Giác là để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của Ngài–đó là đào tạo nên những vị Phật sống và Bồ Tát sống. Bên trong mỗi tượng Phật trong tất cả mười ngàn tôn tượng được đặt ở Quán Âm Điện của chúng ta hiện nay đều có tóc của Hòa Thượng. Hòa Thượng cũng đã để dành lại một ít tóc của Ngài và đặn dò là sau này phải đặt vào trong nền móng (địa cơ) của Đại Hùng Bảo Điện và Diệu Giác Thánh Tự. Ngụ ý của Ngài là muốn những người đến tu Đạo ở nơi này đều phải xem đây là một lò luyện lớn (đại dã hồng lô), sau đó phải hoàn thành mục tiêu cuối cùng là trở thành những vị Phật sống và Bồ tát sống vậy. Chúng ta vẫn còn năm phút nữa. Ban đầu thì tôi vốn dự định chỉ cập nhật tiến trình của dự án IIPE. Tuy nhiên, tốí nay trước khi tôi đến đây thì Sư cô Thân Quang .. đã bảo tôi nên nói đôi chút về giới luật. Thật sự thì tôi không biết nhiều về giới luật nhưng tôi sẽ đưa chủ đề này ra vì tôi thấy khá quen thuôc và thường nghe Hoà Thượng nói tới rất nhiều lần. Hòa Thượng đã bảo rằng: “Tất cả quý vị chỉ biết ăn no rồi ngồi chờ chết và lãng phí thời gian!” Bản thân tôi cũng giống y như vậy. Rôì tôi tự hỏi: “Có phải ăn no rồi ngồi chờ chết và lãng phí thời gian là phạm giới luật chăng?” Suy nghĩ kỹ, thì làm như thế tuy không hẳn là vi phạm một giới điều nào, nhưng lại đi ngược với tinh thần căn bản của giới luật là giới làm lợi ích cho chúng sanh (nhiêu ích hữu tình giới). Mặc dầu chúng ta có Nhiếp Luật Nghi Giới, Nhiếp Thiện Pháp Giới, nhưng mục tiêu cuối cùng của chúng ta là “nhiêu ích hữu tình,” đem lại lợi ích cho chúng sanh. Nếu chúng ta chỉ biết ăn uống no nê và sống lây lất chờ chết, thì tất nhiên là chúng ta đã đi ngược lại tinh thần căn bản của giới luật vậy. Đây chỉ là thiển ý của tôi về vấn đề này. Sắp tới đây sẽ có một số vị xuất gia được thọ giới. Đây là một sự kiện trọng đại. Tôi xin kính cẩn chúc mừng các vị sư sắp được thọ giới này. Mỗi người trong quý vị đều sẽ trở thành bậc Long Tượng trong Phật Pháp. Tất cả quý vị đều là những cây xanh (trường thanh thụ) của Phật môn, có khả năng giáo hóa và đem lại lợi ích cho vô lượng vô biên chúng sanh, nhờ đó chúng sanh có thể nhận được vô hạn lợi ích và đều rất hoan hỷ. Khi chúng sanh hoan hỷ, Phật cũng sẽ hoan hỷ và Hoà Thượng cũng sẽ rất hoan hỷ. Đây là lời chúc mừng chân thành của tôi. Cuối cùng, có ai đó đã nói rằng nếu chúng ta mong muốn xây dựng được đạo tràng của Ngũ Phương Phật, thì chúng ta phải lấy Lục Đại Tông Chỉ làm nền tảng. Đương nhiên, ngoài việc Hòa Thượng ban cho chúng ta những sợi tóc của Ngài để đặt vào nền móng này như tôi vừa đề cập ra, nếu mỗi người trong chúng ta đều có thể tuân thủ theo Lục Đại Tông Chỉ, thì đó cũng đích thực là một nền móng vô cùng kiên cố, vững chắc vậy! A Di Đà Phật! (1) Ngũ trí https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_tr%C3%AD (zh. 五智, sa. pañca jñānāni, bo. ye shes lnga ཡེ་ཤེས་ལྔ་), là năm loại trí được trình bày theo Mật giáo. Năm trí này miêu tả tất cả những khía cạnh của Tuyệt đối, của Chân như(sa. tathatā) mà con người có thể thực hiện được khi đã chuyển hoá thân tâm. Thân tâm gọi cụ thể ở đây là Ngũ uẩn, năm nhóm với năm cấu uế, phiền não (sa. pañcakleśa) phụ thuộc là tham dục (sa. rāga), sân (sa. dveṣa), Si (sa. moha, hoặc vô minh, sa. avidyā), mạn (sa. māna) và ganh ghét (tật, sa. īrṣyā). Năm trí bao gồm: Cách trình bày như trên thuộc về truyền thống của Kim cương thừa (sa. vajrayāna) Tây Tạng. Truyền thống Mật giáo tại Ấn Độ theo Bí mật tập hội tan-tra (guhyasamāja-tantra) thì có những điểm khác, cụ thể là: Bất Động Như Lai trụ trì ở trung tâm Man-đa-la với những thuộc tính là Thức (sa. vijñāna), Sân (sa. dveṣa), Tâm (trong ba cửa tạo nghiệp) và Pháp giới thể tính trí. Đại Nhật Như Lai trụ trì ở hướng Đông với thuộc tính Sắc trong Ngũ uẩn, Vô minh (sa. avidyā), Thân trong ba cửa và Đại viên kính trí. Trong Duy thức tông (sa.vijñānavādin) hoặc Pháp tướng tông (thuộc Hiển giáo) người ta chỉ phân biệt bốn loại trí, không nhắc đến Pháp giới trí (xem thêm dưới Pháp tướng tông). (2) Nguyên văn Hoa ngữ: 剎塵心念可數知, Sát trần tâm niệm khả sổ tri, (3) Nguyên văn Hoa ngữ: 阿陀那識 A-đà-na thức: cũng gọi là Đà-na thức. Tiếng Phạn là Adana. Các nhà dịch mới dịch ý là chấp, chấp trì, chấp ngã, và cho nó là tên khác của thức thứ tám. Các nhà dịch cũ thì dịch là vô giải, và cho đó là tên khác của thức thứ bảy. (Phật Quang Đại Từ Điển, trang 29) (4) Nguyên văn Hoa ngữ: 三根普被 Tam căn phổ bị. Tam căn phổ bị Lợi độn kiêm thu Tam căn phổ bị: Ba căn là thượng, trung, hạ tức là kẻ có trí tuệ, người bình thường, kẻ ngu đần. Cả ba hạng người này đều có thể niệm Phật để được sanh về thế giới Cực Lạc. Lợi độn kiêm thu: Là bao gồm cả hạng người thông minh nhất (như Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, hai Ngài đều phát nguyện vãng sanh Tịnh Ðộ) lẫn hạng người ngu đần nhất. Ngay cả loài súc sanh như chim anh võ, chim bát ca, chúng đều niệm Phật và cũng được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, hà huống là “vạn vật chi linh, như loài người chúng ta” mỗi người niệm Phật đều có hy vọng vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-Lạc. Vì Ðức Phật A Di Ðà và chúng ta có ký kết hợp đồng, không lý Ngài đã ký kết rồi bỏ qua hay sao? Cho nên chúng ta dựa vào hiệu lực của hợp đồng này nhất quyết có thể vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực-Lạc vậy.http://www.dharmasite.net/PhapmonniemPhat.htm
– Ở phương đông là Đức A Súc Bệ Phật, giáo chủ cõi Hỷ Duyệt Tịnh Độ;
– Ở phương nam là Đức Bảo Sanh Phật, giáo chủ cõi Cụ Đức Tịnh Độ;
– Ở phương tây là Đức Phật A Di Đà, giáo chủ cõi Cực Lạc Thế Giới; và
– Ở phương bắc là Đức Bất Không Thành Tựu Phật, giáo chủ cõi Thắng Nghiệp Tịnh Độ.
– Đông phương Bất Động Phật tiêu biểu cho Đại Viên Kính Trí;
– Tây phương A Di Đà Phật tiêu biểu cho Diệu Quán Sát Trí;
– Nam phương Bảo Sanh Phật tiêu biểu cho Bình Đẳng Tánh Trí;
– Bắc phương Bất Không Thành Tựu Phật tiêu biểu cho Thành Sở Tác Trí.
Đại hải trung thủy khả ẩm tận,
Hư không khả lượng, phong khả hệ,
Vô năng tận thuyết Phật công đức. (2)
Nước trong biển lớn có thể uống cạn được,
Hư không có thể đo lường, gió có thể cột,
Nhưng không thể nói hết được công đức của Phật.
(Khi một niệm tức giận dấy lên,
thì trăm vạn cửa chướng ngại sẽ mở ra.)
Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ:
大海中水可飲盡,
虛 空可量風可繫,
無能盡說佛功德。
Đại hải trung thủy khả ẩm tận,
Hư không khả lượng phong khả hệ,
Vô năng tận thuyết phật công đức。