Chinese | English | Vietnamese

Đức Phật Bất Không Thành Tựu 

Phật Bảo Sanh (Phạn văn: रत्नसम्भव, Ratna-sambhava). Trong Ngũ Phương Phật thì vị Phật này là Như Lai ở Phương Nam, đại biểu cho Phật Tỳ Lô Giá Na “bình đẳng tánh trí”, cũng là đại biểu cho đức vi diệu của Phật Pháp, và cũng chỉ cho sự tăng lợi ích vô lượng phúc đức, trân bảo. Nên gọi là: “Bảo Sanh”. Thân của vị Phật này có sắc vàng” và Ngài ngự trên một cái đài được làm bằng tám con ngựa vua lớn (bát đại mã vương). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí và có thể điều phục được tất cả chúng sanh kiêu mạn. Trong Chú Lăng Nghiêm, thì đó chính là Bảo Sanh Bộ, biểu thị cho Chú Chư Thiên Vương và thuộc loại Tăng Ích Pháp, có thể làm tăng trưởng giới, định, huệ của chúng ta chứ không phải làm tăng tánh tham danh lợi dưỡng của chúng ta. 

 

Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

(373) Tần đà la tần đà la


Kệ:

Hương cái biến mãn thái hư không

Phổ huân hữu tình pháp tánh trung

Thắng lực năng trì thanh tịnh giới

Bắc phương Yết Ma bộ chủ công.

 

Nghĩa là:

Lọng hương thơm đầy khắp hư không

Xông khắp hữu tình trong pháp tánh

Lực thù thắng giữ giới thanh tịnh

Phương bắc Yết Ma bộ chủ công.

 

Giảng giải:

Câu chú này là câu Chú Lăng Nghiêm trong hội thứ Tư, câu 373. Chú lăng Nghiêm này, mỗi một câu đều có công năng của nó, mỗi một câu đều là pháp môn tâm ấn của chư Phật. Bộ Chủ lăng Nghiêm nầy thông triệt thiên địa. Quý vị dù tụng niệm một chữ, một câu, một hội, hoặc tụng niệm toàn bài Chú, đều kinh thiên động địa, chấn động trời đất, quỷ thần khóc, yêu ma chạy trốn, lị mị ẩn hình.

Tần đà la tần đà la. Câu chú văn nầy phiên dịch thành Lọng Hương Thơm. Lọng Hương Thơm này, chẳng những chỉ ở một nơi, mà một khi quý vị niệm câu Chú này thì tận hư không khắp pháp giới đều hiện ra loại lọng hương thơm trang nghiêm này. Bởi vì tận hư không biến pháp giới đều có lọng hương thơm trang nghiêm này, nên yêu mà quỷ quái khi thấy được cảnh giới oai đức trang nghiêm thì đều từ chỗ trốn ngoan ngoãn hiện ra.

Bài kệ này chỉ giải thích ý nghĩa sơ lược của Chú này, kỳ thật năng lực của câu Chú nầy không thế nói hết được. Những gì tôi giảng nói chỉ là một phần vạn, trong vạn phần chưa nói ra được một phần năng lực. Ttuy nói như thế nhưng tôi cũng không che giấu, vẫn có ý nguyện muốn đem một phần đạo lý này nói ra, giới thiệu cho các vị.

Vạn Phật Thánh Thành của chúng ta hằng ngày đều có pháp hội giảng Kinh, giảng Chú Lăng Nghiêm, lại giảng Kinh Hoa Nghiêm, lai giảng các vị Tổ, chẳng có một ngày nào không giảng. Chúng ta trong kiếp sống này đều phải làm sự nghiệp hoằng pháp vô lượng. Trước đây tôi đã giảng Kinh Hoa Nghiêm rồi, tuy nhiên chưa hoàn toàn giảng hết, chỉ là giảng một phần vạn, chứ không giảng đặc biệt tường tận. Không những Kinh Hoa Nghiêm chưa giảng tường tận, mà khi tôi giảng Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh A Di Đà, Kinh Kim Cang, Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, Kinh Địa Tạng, Kinh Tứ Thập Nhị Chương … cũng đều như thế, không tường tận, không đạt đủ ý. Không giảng ra hết được toàn bộ đạo lý của Kinh. Vậy thì vì sao tôi vẫn giảng? Suy nghĩ của tôi là tuy tôi giảng không được viên mãn, nhưng trong tương lai quý vị mỗi người đều có đại thiện căn, đại trí huệ, có thể giảng giải lại cho rộng ra và đầy đủ, phát huy thâm sâu thêm. Do đó những Kinh tôi giảng, đều gọi là Thiển Thích (Lược Giảng). Chỉ là giải thích sơ lược

Lần này có Quả Chân đến kế tục bắt đầu giảng lại từ đầu, cũng có thể nói  đây là một cơ hội rất lớn cho quý vị mà quý vị trước đây không chú ý, lần này quý vị phải chú ý lắng nghe.

Quý vị cần biết rằng, Thầy Quả Chân này từ Los Angeles, tam bộ nhất bái, trải qua ngàn vạn cay đắng khổ cực, chịu gió đội mưa, gió xua mưa đẩy nắng nung, rất nhiều chướng ngại đều phá tan hết, bây giờ đã đến được Vạn Phật Thánh Thành, lại vẫn tiếp tục ba bước một lạy. Anh ta không nói không cười cẩu thả, lại cũng không nói chuyện, cũng không cười, cũng không khóc, đây là một việc mà một người thanh niên khó mà làm được, anh ta cũng không xem báo chí, cũng không nghe điện thoại, cũng không gọi điện thoại, cũng không viết thư, cũng không xem thư, cũng không nghe máy thâu âm. Trong thời đại nầy mà có người thanh niên chân chánh tu hành Phật pháp, có thể nói là đi khắp thế giới cũng không dễ gì tìm được người thứ ba như vậy. Anh ta phát tâm giảng Kinh Hoa Nghiêm cho tất cả chúng ta, tiếng Trung Hoa anh ta cũng giỏi, tiếng Anh thì càng lưu loát. Quý vị đừng nên bỏ lỡ cơ hội nầy. Tại Vạn Phật Thành thường có tu tập Pháp này, quý vị có thể nói là đi khắp thế giới tìm cũng không có nơi thứ hai như vậy. Đây chẳng phải là chúng ta tự mãn, tự khen mà nói như vậy, mà chính là chân chánh hoằng dương Phật pháp, chân chánh dụng công tu hành, mới được như thế. Cho nên chư Phật Bồ Tát cũng không phụ lòng khổ tâm của chúng ta, mới đem Vạn Phật Thánh Thành, nơi trời tạo đất lập, xuất hiện thành thế giới Cực Lạc, hiến dâng cho chúng ta để đến đây dụng công tu hành. Chúng ta còn không nhận ra, không tu hành cho tốt đẹp, lại bỏ lỡ cơ hội nầy, thật là điều rất đáng tiếc !

“Lọng hương thơm đầy khắp hư không”: Ý nghĩa câu Chú nầy là “lọng hương thơm”, khi quý vị niệm Chú nầy, thì tận hư không khắp pháp giới, đều có một thứ hương thơm lạ,  nên nói: Lọng hương thơm đầy khắp trong hư không. Cái hư không này, khi tụng Chú này, thì chẳng những nhân gian tỏa hương thơm, mà trên trời cũng thơm, cho đến địa ngục, ngạ quỷ, cũng đều đắc được pháp cứu hộ.

“Khắp xông hữu tình trong pháp giới”: loại hương thơm nầy xông khắp, loại lọng hương thơm này, không chỉ xông riêng một hai người, mà là xông khắp cả pháp giới.

“Lực thù thắng giữ giới thanh tịnh”: Loai năng lực thù thằng này giúp trì giữ, Chú này lại chuyển thành năng lực thù thắng giúp trì giữ, là năng lực thù thắng giúp giữ gìn giới luật thanh tịnh.

Câu chú văn này là thuộc Bộ chủ của Bộ Yết Ma ở phương bắc, Bộ Yết Ma nói “Phương bắc Yết Ma bộ chủ công ”. Công này chính là giữ gìn công đạo, có thể nói chủ bộ này là công (đạo), đây là một bài kệ tụng.