Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Vô Ngôn Đường

Vô Ngôn Đường, nơi Hòa Thượng thường tổ chức các lớp học cho đệ tử trong những năm ban đầu. Liêu phòng nơi cư trú của Hòa Thượng, ở lầu hai. Vô Ngôn Đường này là nhà kỷ niệm có xá lợi của Đức Phật, xá lợi của Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân, và xá lợi Hòa Thượng Tuyên Hóa. Vào những ngày đặc biệt, Vô Ngôn Đường mở cửa cho công chúng, để mọi người có thể vào chiêm bái.

05-27-2016|Categories: Khai Thị|

Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

...Tôi biết tôi chỉ là một người tầm thường, lời nói của tôi không có giá trị gì ở Trung Hoa cả. Tôi không có bất kỳ địa vị nào, và vì vậy dầu tôi có la đến đau rát cổ họng cũng chẳng có ai muốn tin tôi. Vì vậy mà tôi phát nguyện sẽ làm một sự khởi đầu mới tại phương Tây bằng cách chấn chỉnh lại Phật giáo, khiến cho Phật giáo nơi này được hưng thịnh, để mọi người biết rõ Phật giáo thật sự là gì. Vì sao tôi lại đến Hoa Kỳ để hoằng dương Phật Pháp? Lịch sử của đất nước này không dài lắm và con người vẫn chưa phát triển những tập khí xảo trá. Tất cả họ đều rất thành thật, vì vậy mà họ sẽ rất dễ dàng tu tập theo giáo Pháp và chấp nhận những giáo lý của đạo Phật. Đó là lý do mà tôi đã đến nước này để hoằng dương Phật Pháp...

05-27-2016|Categories: Khai Thị|

Hoằng Dương Phật Pháp Là Trách Vụ chung của Mọi Người

Lúc xuất gia tôi đã nghiên cứu tại sao giáo lý của Phật Ðà rất là viên mãn mà số người học Phật trên thế giới lại quá ít ỏi, nguyên nhân vì sao? Sau khi nghiên cứu mới vỡ lẽ rằng kinh điển Phật giáo không được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ, do đó không thể phổ cập đến các quốc gia trên thế giới. Trái lại, Thánh kinh của đạo Thiên Chúa và đạo Gia-Tô đã được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ, nên mọi người trên thế giới đều có thể đọc và hiểu được. Do đó khi xuất gia, mặc dù chẳng biết ngoại ngữ nào cả, tôi đã phát nguyện mang kinh điển Phật giáo phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ. Ðó là nguyện lực của tôi, nhưng mãi cho đến bây giờ ý nguyện đó vẫn chưa hoàn toàn thành tựu, và tôi vẫn tiếp tục đeo đuổi mục tiêu đó. Hy vọng các vị nào có cùng chí hướng, cùng nhau sát cánh với chúng tôi để hoàn thành công tác quan trọng này.

05-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Pháp Luân

...Ðức Phật thuyết tất cả pháp vì để đối ứng lại với tất cả căn cơ của chúng sanh. Do đó bất luận Nam Tông hay Bắc Tông đều phải vì chúng sanh phát Bồ đề tâm, giúp cho mọi loài đều được liễu sanh thoát tử, ly khổ đắc lạc. Quý vị nên hiểu rõ ràng thế nào là Phật giáo chơn chánh, không nên nói rằng ông không thuộc Phật giáo chánh tông, còn tôi mới là Phật giáo chánh tông. Như vậy là cốt nhục tương tàn, chẳng có gì lợi ích cho Phật giáo cả...

05-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Xiển Dương Giáo Dục

Để tôi kể cho quý vị nghe, mặc dù tôi là người xuất gia, giáo dục luôn là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi. Nếu có người nào trong quý vị tin tưởng tôi, xin hãy cống hiến bản thân mình cho giáo dục. Chúng tôi muốn cải cách trường học, nhưng không phải một cách mù quáng. Tôi đã từng lập một trường tình nguyện khi tôi chỉ mới mười tám tuổi, và một mình tôi đã dạy hơn ba mươi người. Giáo dục là nền tảng để làm người. Nó là nền tảng cho cả thế giới; và là sự bảo vệ quốc gia thật sự. Nếu quý vị không làm tốt việc giáo dục, đương nhiên vấn đề bảo vệ quốc gia cũng sẽ thất bại..

05-26-2016|Categories: Giáo Dục, Khai Thị, Tin Tức|

Thượng Nhân Tuyên Hóa Hoằng Truyền Phật Pháp Sang Tây Phương

Tầm nhìn của Ngài rộng xa khắp pháp giới. Ngài giáo hóa chúng sanh mà không phân biệt quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, nhưng Ngài có thiện duyên đặc biệt với nước Mỹ. Tuy đa số đệ tử là người Trung Hoa, nhưng lịch sủ sẽ nhớ mãi sự nghiệp hoằng truyền Phật pháp đến với người tây phương của Ngài...

05-26-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Hoằng Hóa Hoà Thượng Tuyên Hóa

Hòa Thượng, Thượng Tuyên Hạ Hóa sanh vào Ngày 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ (1918), một Thôn nhỏ Huyện Song Thành Tỉnh Mãn Châu, Trung Hoa; Thân phụ là cụ Ông Bạch Phú Hải vốn là một nông phu chất phát; Thân mẫu là cụ Bà Hồ Thị là một Phật tử thuần thành cả đời ăn chay niệm Phật. Ông Bà đã có bốn trai ba gái nay lại được thêm một út trai thật đúng như ý nguyện...

05-26-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Phật Giáo Hưng Vong – Người Người Có Trách Nhiệm

Khi Phật Pháp sắp đến bờ mé diệt vong, bất luận là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc hay Ưu-bà-di cũng đều nên lấy việc phục hưng Phật giáo làm nhiệm vụ của mình, gọi là:

“Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách.”
Bây giờ chúng ta có thể nói là: “Phật giáo hưng vong, nhân nhân hữu trách.” Đã là Phật tử, chúng ta lại càng nên có trách nhiệm hơn nữa chứ đừng thoái thác cho người khác. Nên tự hỏi lòng rằng: Chúng ta phải làm sao để phục hưng và phát huy Phật giáo cho rạng rỡ hơn? Đây tức là tự mình nên có sự phản tỉnh sâu sắc!..
05-25-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Hòa Thượng Tuyên Hóa Cống Hiến Ðời Mình Hoằng Dương Phật Pháp

Thời nay, văn minh vật chất của nhân loại phát triển cao độ và cuộc sống vật chất xa hoa của con người thật xưa nay chưa từng có. Song, nếu nhìn xem cảnh tượng của thế gian, chỉ thấy khổ nạn của chúng sanh càng thêm tăng trưởng. Nơi nơi đều xảy ra nạn chiến tranh, đói khát, hạn hán, cùng bao thiên tai họa hoạn. Các quốc gia trên thế giới phung phí biết bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên cùng sáng tạo những phương thức mới mẻ hầu mong đối đầu với những vấn đề phức tạp trong xã hội, nhưng thật chỉ giải quyết tạm thời, mà không có cách gì để giải trừ cội gốc khổ đau của nhân loại.

05-25-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Đoạn Dục!

Hôm nay, tôi cảm thấy vừa vui, lại vừa buồn. Tôi vui vì được tiếp cận  với quý vị là những bậc thầy đại thiện tri thức. Nhưng mặt khác, tôi cảm thấy buồn. Trong quá khứ, khi đến Vạn Phật Thành và Tu Viện Kim Sơn, tôi thường được mời lên phát biểu sự hiểu biết của mình về Phật giáo. Trong thời gian ấy, có một người luôn luôn ngồi ở đó. Đôi khi ngài chỉ lặng yên lắng nghe tôi mà không lên tiếng. Có lúc, ngài sửa sai cho tôi hoặc đưa ra vài lời phê bình. Hôm nay, tôi đang ngồi đây, nhưng người ấy không còn nữa. Ngài sẽ không bao giờ sửa sai cho tôi, hoặc giáo hóa tôi. Thực sự hiếm để tìm một người có thể sửa lỗi cho quý vị. Bây giờ tôi đã mất người ấy, người là thầy tôi và cũng là Sư Phụ của quý vị..

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Việc Nhìn Chằm Chằm hay Nhìn Thẳng Vào Mắt Của Người Khác

Báo thân Đức Phật bởi không còn một chút kiêu ngạo và ô nhiễm nào cả nên là một báo thân đẹp nhất, thanh tịnh nhất, mầu nhiệm nhất và hùng vĩ nhất. Ngài được trang nghiêm với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp.  Người ta cứ muốn ngưỡng nhìn Đức Phật không hề chớp mắt.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Xuất Gia Không Quên Chí Trung Trinh

Tôi đến nước Mỹ đã hơn 30 năm rồi, Nhẩm tính thử bao nhiêu ngày, tháng, năm đã trôi qua mới thấy cũng chẳng ngắn ngủi gì. Bất luận là người Mỹ hay người Hoa, ai nấy đều hy vọng tôi sẽ chịu đổi quốc tịch, nhập quốc tịch Mỹ, trở thành công dân Mỹ. Họ nói rằng thẻ thông hành Mỹ là thuận tiện nhất trong việc đi cùng khắp mọi nơi trên thế giới, công dân Mỹ đi đến đâu cũng được người ta cung kính vì nể; trong khi tánh cách của thẻ thông hành của Trung Hoa thì lại không được như vậy. Nếu quý vị có thẻ thông hành của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) thì đảng Cộng Sản sẽ không cấp chiếu khán cho quý vị để vào nước của ho. Người cộng sản sẽ kỳ thị quý vị. Còn nếu quý vị có thẻ thông hành của nước Nhân Dân Trung Quốc, thì đi đến các nước khác càng làm người ta sợ quý vị. Người ta sợ không phải Trung Quốc là một nước lớn đông dân, nhưng sợ chính quyền gây rắc rối.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Việc Người Xuất Gia Không Xem TiVi

Người thường ai cũng bị máy truyền hình làm mê hoặc.  Làm sao tôi biết? Vì một số tu sĩ và cư sĩ ở đây cũng bị truyền hình làm mê mờ. Một trong những vị đệ tử của tôi đã từng nói rằng:  “Tivi thậm chí còn ghê hơn cả phụ nữ nữa”. Vậy Tivi được xếp vào vị trí hàng đầu. Vì thế  quý vị phái nữ nên đập vỡ Tivi hết đi. Nếu có Tivi trong nhà thì chồng quý vị sẽ mê Tivi mà quên đi quý vị. Tivi quyến rũ như thế đó. Quả Đông, anh hãy đem cái Tivi vào tu viện để các vị sư có thể xem những điều kỳ quặc trên thế giới hoặc anh cũng có thể đem đến chỗ ba mẹ anh. Họ già và có đủ kinh nghiệm cho nên đối với họ cũng không có gì đặc biệt lắm. Nếu người trẻ mà xem TiVi, họ sẽ bi lôi cuốn, ngay cả em nhỏ Quả Phương cũng thích xem truyền hình hơn là ăn bánh kẹo. Đây đúng là pháp bất tịnh.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Việc Từ Ngữ Có Thể Thay Đổi, Nhưng Đạo Lý Thì Không

Ngày kia có vị Pháp Sư viếng thăm và nói chuyện về "muối dưa cải" (1), đó là một thuật ngữ thông dụng cho ngồi thiền. Cơ bản, chúng ta đã thảo luận đạo lý về thiền tại đây từ lâu. Nhưng sau buổi pháp thoại, vị Pháp Sư đó hỏi một trong những đệ tử của tôi rằng trước đây cô có từng nghe những điều ông thảo luận hay không, thì cô trả lời, "Không." Thế thì, nếu cô chưa nghe nói về thiền, như thế cô đã từng tu gì? Tất cả chỉ là vì vị Pháp Sư đó sử dụng một từ ngữ khác về thiền, thế thôi. Vị Pháp Sư đó gọi là "muối dưa cải" còn cô thì nói chưa từng nghe về "muối dưa cải" trước đây? Chúng ta tham khảo về thiền mỗi ngày. Nhưng vì cô nói chưa từng nghe về "muối dưa cải", vị Pháp Sư đó nghĩ cô không được chỉ dạy đầy đủ.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Khám Phá Sự Kỳ Diệu Của Tùy Nghi

Mới đây tôi yêu cầu Quả Tuần nói một vài lời. Ông từ chối. Sau đó tôi nói, "Cho dù không biết cách nói, quý vị vẫn phải nói. Quý vị đang đại diện cho các đệ tử của tôi ở Hồng Kông. Nếu quý vị không nói, mọi người sẽ nghĩ rằng tất cả đệ tử thuở ban đầu của tôi là bị câm." Vì không muốn làm người câm, ông nói vài lời với quý vị. Quý vị có thể nghĩ đến những gì ông nói và quyết định xem ông nói có lý hay không. Nếu hợp với Đạo, thì làm theo. Nếu không phù hợp với Đạo, thì không theo.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Việc Đúng Giờ và Hoàn Tất Những Gì Mình Bắt Đầu

Tất cả chư Tăng Ni và Phật tử đều phải tuân theo quy củ và tôn trọng chính mình. Không nên tự xem thường bản thân. Người mà không có tự trọng thì sẽ làm sai, người mà tôn trọng bản thân thì sẽ tuân theo quy luật. Ai muốn lạy Đại Bi Sám thì nên đến chùa 15 phút trước khi buổi lể bắt đầu. Bất cứ khi nào có Pháp Hội ở đạo tràng, cho dù là giảng kinh hay bất kỳ buổi lễ gì khác, mọi người nên đến trước khi buổi lể bắt đầu chứ không nên đến vào giữa lúc. Đừng chậm trễ.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Việc Phiên Dịch và Xuất Bản Kinh Điển Đúng Phương Pháp

Bây giờ tôi có một vấn đề nói cho tất cả quý vị. Tại Tu Viện Kim Sơn Thánh Tự, tăng ni và cư sĩ cùng làm việc với nhau để phiên dịch kinh điển Phật giáo. Trước hết chúng ta phiên dịch những kinh chúng ta đã hiểu, và khi dịch xong thì chúng ta in thành sách. Tuy nhiên, người phiên dịch không nên đem bản kinh sách do mình tự dịch thuật đi tìm nhà in và tự sắp xếp việc in sách này. Làm như vậy là không đúng phương pháp.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Nhất Tâm Đảnh Lễ Vạn Phật Thánh Thành – Quyển 3

...Khi chúng tôi đang làm chiếc xe đẩy kéo đồ cho chuyến bái hương trong một xưởng mộc trên một bờ sông ở San Francisco, tôi nhận thấy người thợ mộc bị cụt một ngón tay. Tôi hỏi “Này Alan, vì sao anh bị mất ngón tay vậy?” Anh ta bình thản trả lời “Ban đầu tôi mất bình tĩnh, sau đó tôi mất ngón tay. Đó được gọi là nghiệp”. Anh ta tiếp tục kể mình đã đi làm việc với đầy niệm sân giận đối với cha mình vì cha anh bị bệnh và không chăm sóc nổi bản thân mình. Đầy nóng giận và mất tập trung, Alan đẩy tay vào một cái cưa máy tốc độ cao và bị vạt mất ngón tay. Anh ta nói “Giờ tôi luôn nhắc nhở mình rằng sân giận sẽ đưa mình đến đâu”...

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Sự Phủ Nhận Đức Hạnh Và Văn Chương Cổ Điển

Trong việc tu tập, chúng ta cần trân trọng đức hạnh và sự tu hành. Một trong số các đệ tử của tôi vốn tự xem mình là một chuyên gia về văn chương cổ điển Trung Hoa, anh ta đã cho rằng đức hạnh là hão huyền. Anh ta dựa vào Hàn Dũ để ủng hộ lý lẽ của mình. Hàn Dũ nói rằng: “Bác Ái (yêu khắp mọi người) gọi là Nhân, thi hành ra cho đúng thì gọi là Nghĩa. Do theo Nhân và Nghĩa đó mà làm thì gọi là Đạo. Lòng mình đầy đủ không trông đợi bên ngoài thì gọi là Đức. Nhân với Nghĩa là những danh xưng đã được khẳng định, Đạo và Đức là chỗ hư huyễn.”...

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|
Go to Top