Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Về Đạo Đức

Người tu hành cần chú trọng Đức Hạnh, Đạo Đức. Đạo Đức là mang lại lợi ích cho người. Dẹp bỏ sự quan tâm giúp cho mình mà hết lòng giúp đỡ mọi người. Sẵn sàng nhận chịu sự nguy hại để bảo vệ người khác khỏi nguy hại. Nói cách khác, nếu quý vị muốn làm lợi ích cho người và không gây tổn hại cho họ, thì điều chính yếu là cần tu Đạo Đức. "Đạo" là bên ngoài, trong khi "Đức" là bên trong. Bên ngoài, quý vị nuôi dưỡng bồi đắp "Đạo" bằng cách tu hành nhiều con đường khác nhau. Một khi quý vị hiểu rõ Đạo ở bên ngoài, thì một cảm giác an lạc tuyệt vời dâng lên bên trong. Quý vị đã liễu đạt được Đức trong tâm.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Trích Di Ngôn của Hòa Thượng Tuyên Hóa

...Khi tôi đi rồi, các vị có thể tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật, hoặc một thất, hoặc bảy thất, muốn tụng niệm bao lâu thì tùy các vị. Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả. Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả. Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không....

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

SỰ TRỌNG YẾU CỦA KHÓA TỤNG KINH SÁNG VÀ CHIỀU

Từ vô thủy kiếp đến nay, chúng ta đã có biết bao là hạt giống nghiệp tội, cũng bởi do nghiệp mà chiêu vời quả báo. Kinh Địa Tạng nói: Mỗi cử động, mỗi tâm niệm của chúng sanh ở cõi Diêm Phù đều là tội lỗi. Do từ những chủng tử đó mà phát sanh thêm các giống chủng tử khác, nên nghiệp tội tích tụ thêm nhiều tội nghiệp hơn. Cho nên lục đạo chướng duyên khiến bị luân chuyển không cùng tận. Nếu chúng ta không nương nhờ vào tọa thiền, tụng niệm và lễ sám, thì làm sao hy vọng tiêu trừ được những tội nghiệp như thế?

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Đại Biểu Chánh Pháp – Kinh Lăng Nghiêm

Khi có người cho Hòa Thượng Hư Vân biết rằng có những người cho Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo, ngài giảng giải rằng sự suy đồi của Phật pháp xảy ra chỉ vì những người này đã tìm cách cho rằng mắt cá là ngọc trai, làm mê lầm người khác khiến họ không phân biệt được đúng sai. Họ làm cho chúng sanh mù quáng đến nỗi không còn nhận thức được Phật pháp. Họ cho thật là giả, cho giả là thật. Hãy nhìn xem: người này viết một quyển sách và mọi người đều đọc, người kia viết một quyển sách và mọi người cũng đều đọc. Còn Kinh thật do chính Phật nói thì nằm trên kệ sách, không ai từng đọc đến. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng nghiệp của chúng sanh rất nặng. Nếu họ nghe điều tà tri tà kiến, thì sẵn sàng tin liền. Còn nếu quý vị nói Pháp dựa trên chánh tri chánh kiến, thì họ sẽ không tin theo. Tại sao họ không tin theo ? Vì họ không có đủ thiện căn và nền tảng tốt.

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Bồ Tát Quán Âm Có Thể Thị Hiện Bất Cứ Nơi Nào

...Sau đó, khi tôi trở lại để gặp Sư Phụ, tôi kể với ngài về việc xảy ra. Tôi đề cập đến người Mỹ gốc Da Đỏ đứng ở giữa đường, và Sư Phụ nói,  "Không, không, không! Đó không phải là một người Da Đỏ. Đó là Bồ tát Quán Âm. Con không biết là Bồ tát Quán Âm có thể thị hiện bất cứ hình tướng nào hay sao? Bồ tát Quán Âm đến để giúp con!” Một vài tuần sau khi tôi kể câu chuyện trên, Sư Phụ đến nói với tôi:.  "Con biết không, có lẽ tốt hơn là con nên bán xe gắn máy này đi. Thầy có nói chuyện một chút với Bồ tát Quán Âm và tất cả các vị Hộ Pháp than phiền rằng con làm họ mất quá nhiều thời gian. Nếu con gặp tai nạn với xe gắn máy của con thì có vẻ không tốt cho Phật pháp đâu " Tôi hiểu thông điệp đó và chẳng bao lâu sau, tôi đã bán chiếc xe gắn máy. ..

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Những Vị Muốn Làm Tổ Sư

...Đệ tử của Phật thì đáng ra nên đảnh lể dưới đất và dùng tay nắm lấy chân Phật. Nhưng e rằng sẽ có một số người muốn lễ Phật bằng cách ngồi trên chân Phật. Một số khác lại muốn ngồi trên đầu Phật. Vì nơi này quá chật hẹp, chúng ta sẽ về chùa Kim Sơn Thánh Tự nơi đó rộng rãi hơn. Một số người đang nghĩ cách dời tượng Đức Phật sang một bên để mình ngồi vào chỗ của Ngài. Thật là ý kiến quá tuyệt! Một khi làm xong chuyện đó, họ sẽ sẽ bắt đầu nảy ra ý trở thành Tổ. Họ nghĩ làm tổ sư là tốt hơn làm một nhà sư bình thường...

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Thuyết Trình Về Kế Hoạch Học Viện Phật Giáo Diệu Giác

...Tuy nhiên, việc khai phát Khu vực phía Đông không phài là một công việc dễ dàng, bởi vì biến đổi một vùng đất nông nghiệp thành vùng đất sử dụng khác là một việc vô cùng khó khăn, đầy cam go thử thách. Cho nên, Hòa Thượng đã dành rất nhiều thời gian và công sức để xin phép được sử dụng Khu vực phía Đông; và cho đến trước khi nhập Niết Bàn, Ngài còn dặn dò chúng ta phải tiếp tục công việc khai phá và phát triển Khu vực phía Đông. Hòa Thượng nhập Niết Bàn đến nay đã 20 năm, thì chúng ta, những đệ tử, phải kế thừa và thực hiện di nguyện của Ngài về công cuộc khai phát Khu vực phía Đông này...

05-16-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp, Tin Tức|

Những Bài Học Hòa Thượng Đã Dạy Tôi Vào Mùa Hè Tôi Tự Làm Khu Vườn Của Mình

Dĩ nhiên chúng ta đều khôn ngoan hơn sau khi chuyện đã xảy ra. Nhưng tôi đã cần một thời gian dài để đúc kết được những bài học tôi học được vào mùa hè năm đó. Bài học đã được Hòa Thượng chỉ dạy, nhưng không phải sự chỉ dạy ban đầu nào cũng được ý thức đầy đủ cho đến khi sự thật hiển nhiên dần được thực tế minh định đến kinh ngạc....

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Tu và Hành

Trước khi trở thành tu sĩ, Clowery là một thể thao viên trung học bốn mùa và sau đó sống ở một cộng đồng thí nghiệm trong khi theo học tại UC (University of California) Berkeley. Sau khi trở thành một tu sĩ, thầy phát nguyện tịnh khẩu trong gần ba năm. Là một Phật tử sáng tạo và từ bi, Thầy Hằng Thật lên tiếng chống lại các chính sách và chương trình của chính phủ thi hành bạo lực với hình thức ẩn dấu. Trong các bài giảng của thầy, quý vị có thể thấy thầy truyền đạt ý nghĩa của kinh điển Phật giáo với sự hỗ trợ của cây đàn guitar và những con rối (puppets).

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Pháp Thoại, Phật Pháp|

Câu Viết Để Lại

Người đệ tử lập tức nói lại điều mình thấy. Hòa Thượng an nhiên, mỉm cười và hỏi lại người đệ tử: "Con sẽ trả lời cho câu viết đó như thế nào?”. Người đệ tử thú nhận rằng không biết phải trả lời như thế nào. Hòa Thường nói: "Đơn giản lắm. Hãy đọc lại cho Thầy nghe một lần nữa.”. Người đệ tử đọc: “Thật nhiều phòng. Tiếc rằng không có người.” Hòa Thượng trả lời "Con có thể trả lời là: Nhưng có chư Phật!”

05-16-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

GIA PHONG VẠN PHẬT THÁNH THÀNH

Vạn Phật Thành lấy Sáu Ðại Tông Chỉ làm mục đích cho việc tu học. Ðó là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối. Nếu quý vị có thể hiểu chân thật nghĩa của Sáu Đại Tông Chỉ này, thì quý vị sẽ không uổng công đến Vạn Phật Thánh Thành.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Chân Thành Ủng Hộ Đạo Tràng Ngũ Phương Phật

Vào năm 1992 (hoặc có thể sớm hơn), có một vị giáo thọ họ Trương từ Bắc Kinh đến Vạn Phật Thánh Thành và ở lại đây độ chừng vài tháng, hoặc cũng có thể là một hay hai năm gì đó. Ông ta là một vị giáo thọ chuyên về kiến thiết các tự viện của Phật Gíáo, Hòa Thượng Tuyên Hóa đã mời ông ta thiết kế Diệu Giác Thánh Tự, bao gồm cả Đại Hùng Bảo Điện. Khởi đầu, ông giáo thọ hỏi Hòa Thượng, “Bạch Hòa Thượng, Thầy muốn con thiết kế Đại Hùng Bảo Điện, thế chẳng hay ngôi Bảo Điện này là để cúng phụng vị Phật hay Bồ Tát nào?” Hòa Thượng trả lời, “Đại Hùng Bảo Điện của Diệu Giác Thánh Tự sẽ dành để cúng phụng Ngũ Phương Phật--chư Phật ở năm phương”. Và đó chính là duyên khởi của ý tưởng này.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Nhất Tâm Đảnh Lễ Vạn Phật Thánh Thành-Q1

Ba bước, một lạy - ba bước dọc theo cạnh xa lộ, rồi lạy một lạy xuống đất; đầu gối, cùi chỏ, bàn tay, trán đều chạm đất, rồi đứng lên, chắp tay, bước thêm ba bước, rồi lại lạy thêm một lạy. Hết giờ này sang giờ khác, ngày này sang ngày khác, trong hai năm rưỡi, họ hành hương lễ lạy theo cách đó. Tại Trung Hoa, những Phật tử thành tâm có những lúc thực hành công việc khó khăn có tính cách cầu nguyện là ba bước một lạy trong vài trăm thước cuối cùng trước khi đến một nơi thánh địa.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Quý vị tu hành nhất định phải có thiện tri thức

Thin tri thc giúp tư tưởng quý vị không điên đo, khiến quý v sáng sut không còn mê lm, do đó mà có được chánh tri chánh kiến. Còn ác tri thc thì dy cho quý v ác tri kiến. Thế nào gi là thin tri thc giáo hóa? Ví d, người y dy quý v nhn, dy quý v nhường nhn, dy quý v không tranh chp vi người khác, đó đu là phương pháp giáo hóa ca bc thin tri thc. Nếu h dy quý v tranh chp vi người khác, hoc tranh danh đot li, không có tâm nhn ni, không nghiêm chnh tu hành, mà ch là nhng li nói hay trên ca ming, và toàn làm nhng vic không chính đáng, đây gi là ác tri thc. Vì thế, mi người nên phân bit rõ thin tri thc và ác tri thc.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Tu Hành Phải Biết Hồi Quang Phản Chiếu

Người tu hành phải thực tình, phải thật sự tu, phải bỏ công sức ra chớ không thể nhởn nhơ. Có một số người nói họ hành đạo Bồ-tát, nhưng đúng ra là họ cốt biểu diễn cho bà con thấy. Mỗi một cử chỉ, mỗi một hành động, mỗi lời nói ra, họ đều phô trương cho mọi người thấy, chớ không phải cho chính họ thấy. Những người đó cần phải biết hồi quang phản chiếu, còn như chờ người khác trông thấy mới niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát - nếu quả có tử tưởng đó thì phải mau mau sửa đổi lại.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca

Nói về bài Chứng Ðạo Ca, khi tôi bắt tay vào nghiên cứu Phật pháp, tôi rất thích bài này. Tôi đọc đi đọc lại, đọc tới thuộc lòng. Cũng do sở thích đó, mà đây lần thứ ba, sau ngày tới đất Mỹ, tôi dùng bài ca để bố thí pháp, giảng giải cho mọi người nghe. Rất cần thiết cho bao nhiêu sinh viên, thanh niên tại đất Los Angeles này nghiên cứu về Chứng Ðạo Ca.

05-13-2016|Categories: Kinh Điển, Pháp Âm, Phật Pháp|

Người Tu Hành Không Ðược Phan Duyên

Người tu hành không nên có tâm phan duyên, mà cần có tâm thanh tịnh, chẳng tham chẳng nhiễm. Tôi thường nói với các bạn rằng phàm là kẻ xuất gia tu hành, một lòng cầu Ðạo, thì cái gì cũng không cần, cái gì cũng không tham, dù là một ngọn cỏ cũng không được tùy tiện đòi lấy và cũng không được tùy tiện mang cho người khác.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Pháp Âm, Phật Pháp|
Go to Top