Về Việc Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Các Hành Giả
Việc nói chuyện phiếm với hai tăng sĩ đang hành hương lễ lạy như vậy thật quá tệ hại. Thậm chí có thể họ đang bên bờ mé giác ngộ nhưng khi quý vị đến thì họ bị loạn tâm. Đó không phải là cách để khuyến khích họ tu hành. Nếu quý vị giúp họ bái lạy thêm một vài lần hoặc lạy cùng họ thì việc đó không sao, quý vị có thể bái lạy cùng họ 10 tiếng hay 20 tiếng đồng hồ cũng được. Thí dụ như Quả Hồi đã đến đó và bái lạy cùng họ. Nhưng nói chuyện phiếm với họ thì không được. Lúc bắt đầu họ đã rất thành tâm và tập trung cao độ, nhưng ngay khi quý vị nói chuyện với họ thì họ không còn định tâm được nữa. Quý vị có hiểu đạo lý này không?
Quy Y Cần Tìm Vị Thầy Tốt
Thiện Tài Đồng Tử tuy là một em bé, nhưng sức thần thông thì rất lớn, thần thông của Thiện Tài là bất khả tư nghị. Thiện Tài Đồng Tử có năm mươi ba vị thầy, và vì có năm mươi ba vị thầy cho nên Phật giáo Trung Hoa chịu sự ảnh hưởng phức tạp. Phức tạp ra làm sao? Có một số tín đồ Phật giáo bắt chước Thiện Tài Đồng Tử nói: “Thiện Tài Đồng Tử có năm mươi ba vị thầy thì tối thiểu tôi cũng phải có mười vị, hai mươi vị hay ba mươi vị thầy, như thế chẳng phải là quá nhiều”. Hành vi như thế là rất mê tín, vô cùng sai lầm!
Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới
Trong kinh điển nhà Phật thì Kinh Hoa Nghiêm này là vua của các kinh, cũng là vua trong các vua. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng là vua trong các kinh nhưng không thể xưng là vua trong các vua được. Bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm này được tôn là vua của các vua, là bộ kinh thuộc hệ Đại thừa dài nhất mà Đức Phật đã thuyết, nhưng thời gian Phật thuyết kinh lại không dài lắm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói bộ đại Hoa Nghiêm này chỉ vỏn vẹn trong vòng hai mươi mốt ngày.
Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên – Luận Nghị Đệ Nhất
Tôn giả còn có tên là “Hảo Kiên” (bả vai đẹp), ý nói hai bả vai của Tôn giả rất đẹp. Lại có một tên gọi nữa, là “Tư Thắng”--“tư” là tư tưởng, “thắng” là thắng lợi--ý nói tư tưởng của Tôn giả rất thù thắng, vượt trội hơn tất cả; tất cả tư tưởng của người khác đều không thù thắng bằng tư tưởng của Tôn giả. Đó là những tên gọi của Tôn giả Ca Chiên Diên. Vị Tôn giả này rất giỏi về thuyết pháp, cho nên được gọi là bậc “Luận nghị đệ nhất”; bất luận quý vị muốn giảng về đạo lý gì, Tôn giả đều có rất nhiều lý lẽ để luận giải.
Tu Đại Hạnh
Tu Đại Hạnh. Phải chuyên cần tu Lục độ vạn hạnh, đó là: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, bát nhã.
Chân Nghĩa của Quý Kính Cao Niên: Trẻ Trung Trong Tâm
Hôm nay chúng tôi gặp nhiều cuộc đời trường thọ, những người đáng kính nhất thế giới. Điều này không phải nói rằng họ tự vinh dự họ, mà là họ nhận được sự kính trọng từ những người khác. Từ sự kính trọng và tử tế, họ đã tụ hội lại để sống cùng nhau như một đại "Gia đình trường thọ", và họ hạnh phúc bởi vì họ sống trong an lạc.".
Tôn Giả Xá Lợi Phất – Trí Tuệ Đệ Nhất
“Xá Lợi Phất”: Về Tôn giả Xá Lợi Phất, tôi tin là mọi người đều rất quen thuộc, đều nhớ rất rõ vị Tôn giả này, vì Tôn giả có một đoạn nhân duyên khiến cho người ta không thể quên. Cậu của Tôn giả Xá Lợi Phất, tên là Ma Ha Câu Hy La, thường cùng người chị biện luận với nhau; và mỗi lần biện luận như thế, người chị luôn là người thua cuộc, còn Ma Ha Câu Hy La luôn là kẻ thắng cuộc; nhưng sau khi người chị mang thai thì điều kỳ lạ đã xuất hiện.
Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp – Ba Anh Em Ca Diếp
Ưu Lâu Tần Loa là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “mộc qua lâm” (rừng đu đủ), ý nói là Tôn giả thích ở trong rừng đu đủ tu đạo. Già Da dịch là “thành” (thành thị). Na Đề dịch là “hà” hoặc “giang,” và có nghĩa là sông. Ba anh em này trước kia là ngoại đạo thờ lửa; họ cho rằng lửa là linh thiêng nhất, là mẹ của vạn vật, cho nên nhất mực cung kính, khấu đầu đảnh lễ lửa. Qúy vị nói xem như thế có ngu si hay không? Quý vị lạy lửa có lợi ích gì? Chẳng có lợi ích gì cả, nhưng họ vẫn lạy lửa.
Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp – Đầu Đà Đệ Nhất
“Ma Ha Ca Diếp”: Ma Ha, nghĩa là “đại” (lớn); Ma Ha Ca Diếp chính là “Đại Ca Diếp”. Ca Diếp dịch là “ẩm quang”, còn gọi là “quang ba” ; lại còn một tên gọi nữa là “Đại Quy Thị”. Đại Quy Thị là họ của Tôn giả, vì tổ tiên của Tôn giả khi tu đạo, có một con rùa (quy) lớn ngậm một bức họa đến cho tổ tiên của Tôn giả xem, cho nên tổ tiên của Tôn giả mới lấy “Đại Quy Thị” làm họ cho giòng tộc.
A Nhã Kiều Trần Như – Công Án “Vua Ca Lợi và Tiên Nhẫn Nhục”
“A Nhã Kiều Trần Như” là một trong năm vị Tỳ kheo đệ tử Phật được thế độ đầu tiên. Phật ở dưới cội Bồ đề, đang đêm nhìn thấy ánh sao sáng mà giác ngộ; sau khi ngộ đạo, Đức Phật quán sát nhân duyên, xem mình nên độ ai trước? Người trên thế gian nhiều như thế, ai là người ta nên độ đầu tiên? Vì sao khi thành đạo Phật đã ngạc nhiên thốt lên ba lần: “Lạ thay! Lạ thay! Lạ thay! Chúng sanh trên trái đất đều có Phật tánh, đều có thể trở thành Phật.”
Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành
Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Ðại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Ðây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
A La Hán – Các Lậu Đã Dứt, Không Còn Phiền Não
La hán có bốn bực: sơ quả A la hán, nhị quả A la hán, tam quả A la hán và tứ quả A la hán. Sơ quả A la hán còn có tên gọi là “quả Tu đà hoàn”; quả Tu đà hoàn nầy là quả đầu tiên của A la hán. Chứng được sơ quả La hán, sanh tử không còn, gọi là “quả vị kiến đạo” (ở vào trình độ thấy được đạo), đây là quả vị thứ nhất. “Tu đà hoàn” là tiếng Phạn, dịch “nhập lưu”, tức là nhập vào dòng chảy pháp tánh của bậc Thánh, đi ngược lại dòng chảy sáu trần của phàm phu”.
“Tâm Pháp Diệu”
Tâm pháp diệu! Tại sao mà diệu? Toàn thể sơn hà đại địa, sum la vạn tượng, cho đến nhà cửa phòng ốc, hết thảy những thứ đó từ đâu mà có? Đều do từ một niệm hiện tiền trong tâm của mỗi người sanh ra. Mọi thứ nẩy ra từ tâm chúng sanh, quý vị nói xem, vậy chẳng phải là diệu sao? Thế nào từ trong tâm mà có thể sanh ra tất cả?
Hai Nguyện Vọng – Phiên Dịch Kinh Điển và Giáo Dục
Sau khi xuất gia, đối diện với những vấn đề của thế giới, tôi đã nghiên cứu về các tôn giáo và luôn tự hỏi vì sao đạo Thiên Chúa cũng như đạo Giê su lại có thể truyền bá rộng rãi và có nhiều người tin theo như thế. Tôi cảm nhận một cách sâu sắc rằng các đạo lý của Phật Giáo rất cao thâm, vi diệu - cao thâm đến độ không thể đo lường, vi diệu đến nỗi chẳng thể nghĩ bàn - thế nhưng, tại sao đạo Phật lại không được phổ cập, không được lan truyền khắp nơi?
Tôi khám phá ra rằng đó là do kinh điển đạo Phật chưa được dịch ra ngoại ngữ - các bản dịch Anh ngữ còn quá ít ỏi, hiếm hoi. Chính vì thế, nên tuy rằng tôi không hiểu Trung văn và cũng chẳng thông thạo các ngôn ngữ khác, nhưng hễ tôi còn sống, tôi quyết tổ chức sự việc này cho tốt đẹp!
Chân Thật Tu Hành, Chớ Buông Lung
Thời gian quý báu như thế, cho nên chúng ta không được lãng phí. Mỗi người đều phải dụng công tu hành, phải tinh tấn hơn nữa, thì mới mong có được sự thành tựu. Phàm là kẻ dụng công tu hành thì không có thời giờ để nói chuyện thị phi, chẳng có thời giờ để làm những việc lăng xăng, làm gián đoạn sự tu hành. Về điểm này. tôi hy vọng mọi người hãy chú ý. Khi tôi thấy những người không chịu tu hành thì tôi cảm thấy vô cùng đau xót. Như thế chẳng phải rằng họ đã không thực hành thệ nguyện mà họ đã lập lúc ban đầu, khi mới xuất gia tu hành hay sao ? Những kẻ xuất gia mà "tâm nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo" thì có xứng đáng là Tăng Bảo hay không? Tôi mong rằng các vị đều biết tự trọng!
Sáu tên giặc: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý
Hàng ngày chúng ta nghiên cứu Phật pháp tại đây. Chúng ta cần nên "sáng cũng thế, chiều tối cũng thế", ngày ngày đều như thế. Nếu chỉ một ngày ta không như thế, thì ta đã bỏ lỡ một cơ hội. Ngay trong khoảnh khắc quý vị nghĩ không tiếp tục công phu nữa là quí vị đã đánh mất những điều lợi ích mà quý vị đã thâu đạt trước đó. Cũng giống như khi mèo rình chuột, nó đã ngồi đó chờ suốt mấy ngày, rồi lại bỏ đi vì không có đủ kiên nhẫn. Ngay khi mèo vừa bỏ đi, chuột xuất hiện và không bị bắt, điều kỳ lạ là ở đó
You must be logged in to post a comment.