English anh Chinese|Vietnamese

Trả Lời Của Một Phật Tử

Thư của Thầy Hằng Thật gởi đến chủ bút báo Time Magazine trả lời về một sai lầm nghiêm trọng trong số báo Time ngày 8 tháng 10 năm 2001

Trích dịch từ nguyệt san Vajra Bodhi Sea, số 378, tháng 11 năm 2001.

 

Bài viết của ông Philip Elmer-Dewitt “Cuộc tấn công bằng khủng bố sinh học đầu tiên trên nước Mỹ” (Tạp chí Time, ngày 8 tháng 10 năm 2001 (1)) mở đầu bằng câu: “Vào mùa thu năm 1984, các thành viên của giáo phái Rajneeshee, một giáo phái Phật giáo dâng hiến cho vẻ đẹp, tình yêu và tình dục không cảm thấy tội lỗi, đã pha chế một ‘loại nước sốt’ có chứa vi khuẩn salmonella và rưới trên trái cây và rau cải trong món salad tại quán bánh Shakey’s Pizza ở The Dalles, Oregon. Đó là cuộc tấn công khủng bố sinh học quy mô lớn đầu tiên trên đất Mỹ”. Mặc dù đúng là kẻ bịp bợm Rajneesh và những người sai lầm đi theo ông ta đã thực sự làm điều đó, nhưng thật là điều không đúng và gây hiểu lầm.khi gọi họ là “Phật tử”.

Những giáo lý cơ bản của Đạo Phật được chia sẻ bởi nhiều triệu người tin tưởng trong suốt 2500 năm lịch sử, dù đó là người Thái Lan, người Trung Hoa, người Tây Tạng hay người Mỹ, thì họ đều bắt đầu với niềm tin đạo đức mạnh mẽ về lòng từ bi và trân quý tất cả sự sống. Đối với một người Phật tử, việc mình làm có ý nghĩa hơn nhiều so với lời mình tự xưng. Thực hành Đạo Phật bắt đầu với những lời nguyện không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng bất kỳ loại chất gây say nào.

Nhận xét của ông Elmer-Dewitt về quyển sách “Vi trùng: Vũ khí sinh học và chiến tranh bí mật của Mỹ” đã đổ lỗi cho ba tác giả của sách này về việc “lặp lại không phân tích những chuyện vặt gây hoang mang nhất”. Nhưng chính việc ông Elmer-Dewitt mô tả Đạo Phật là tôn giáo “dâng hiến cho vẻ đẹp, tình yêu và tình dục không tội lỗi” đọc lên thấy giống như là một loại kích động rẻ tiền mà ông ta đã chỉ trích trong bài viết của mình.

Đạo Phật khuyến khích những người thực hành theo hướng hành xử nhẹ nhàng, bảo vệ sự sống và đạo đức. Trí huệ và lòng từ bi là những điều kiện thiết yếu của một lối sống Phật tử chân chính. Các giáo lý của Đạo Phật về đạo đức không mơ hồ, không theo kiểu tự mình đặt ra hay chủ nghĩa tự do. Đạo Phật không đồng nghĩa với tờ giấy cho phép được hành nghề. Bất cẩn gắn tên của Phật giáo vào hành vi vô luật lệ trắng trợn như của ông Rajneesh và những người đi theo ông ta trong suốt thời gian họ ở Oregon gây tác hại cho những người dễ tin và có tác dụng xấu đến ông Elmer-Dewitt và tạp chí tốt đẹp của quý vị.

Sự thái quá của những người đi theo ông Rajneesh chỉ đơn giản là: Sự thái của những người theo ông Rajneesh – chứ không phải của Phật Giáo. Một cuộc tìm kiếm nhanh qua internet cho thấy tín ngưỡng pha trộn của ông Rajneesh nay đã qua đời là được pha chế bởi sự tùy hứng, dễ thay đổi và không có cấu trúc rõ ràng. Ông ta cắt rồi dán lại từng mảnh nhỏ nhiều tôn giáo khác nhau để phục vụ cho chủ nghĩa khoái lạc và các ham muốn tham lợi của bản thân. Việc cẩu thả gắn nhãn hiệu cho những kẻ đầu độc của ông Rajneesh, những kẻ tích trữ vũ khí, và những kẻ trốn thuế là “Phật tử” chính là sự xúc phạm tới cả Đạo Phật lẫn nghành báo chí đúng đắn.

Qua một tai họa thì mới giáo dục cho thế giới không phải Hồi giáo biết rằng tôn giáo của Đạo Hồi không bao gồm chủ nghĩa khủng bố. Sau những cuộc tấn công khủng bố tháng trước (2), thế giới đã có một khóa học gấp rút để đọc kinh thánh Koran cho đúng, và điều mang lại phúc lành cho hòa bình đó là người ta đã học được cách để đánh giá đúng và tôn trọng đức tin tôn giáo của một tỷ người hàng xóm trên hành tinh của chúng ta. Có lẽ chúng ta cũng cần học hỏi thêm nhiều về Đạo Phật giống như vậy.

 

Tỳ kheo Hằng Thật,

Giám đốc Chùa Phật Giáo Berkeley, Berkeley, California.

 


 

Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Vạn Phật Thánh Thành:

(1) Hình bìa số báo Time ngày 8 tháng 10, 2001 (một tháng sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center), Thành phố New York, Hoa Kỳ) và bài viết của ông Philip Elmer-Dewitt:

America’s First Bioterrorism Attack

By Philip Elmer-Dewitt Monday, Oct. 08, 2001

 

In the fall of 1984, members of the Rajneeshee, a Buddhist cult devoted to beauty, love and guiltless sex, brewed a “salsa” of salmonella and sprinkled it on fruits and veggies in the salad bar at Shakey’s Pizza in The Dalles, Ore. They put it in blue-cheese dressing, table-top coffee creamers and potato salads at 10 local restaurants and a supermarket. They poured it into a glass of water and handed it to a judge. They fed it to the district attorney, the doctor, the dentist. Their plan: to seize control of the county government by packing polling booths with imported homeless people while making local residents too sick to vote.

It was the first large-scale bioterrorism attack on American soil, but it didn’t get much attention at the time. Nobody died–although at least 751 people got very sick. There was no Fox News or MSNBC to report every case of gastroenteritis. And the federal officials called in to investigate held off publishing a study of the incident for fear of encouraging copycats.

Now the Rajneeshee attack is back in the news, thanks to Germs: Biological Weapons and America’s Secret War, a new best seller that–by a stroke of publishing fortune–landed in bookstores the day the World Trade Center was destroyed. Its three authors, journalists at the New York Times–Middle East reporter Judith Miller, science writer William Broad and investigations editor Stephen Engelberg–were prebooked on the TV publicity circuit. Over the past few weeks, they have been everywhere, retailing their horror stories of Soviet germ weapons programs, Iraqi anthrax stockpiles, Japanese nerve-gas attacks and an American biowarfare defense program in denial and disarray.

How dire is the situation? The book is of two–or perhaps three–minds about it. Large sections are meticulously reported, offering eyewitness descriptions of four-story Soviet anthrax-fermenting tanks and behind-the-scenes accounts of the Pentagon’s scramble to make enough vaccine to protect half a million Gulf War troops from an Iraqi germ attack (it fell 350,000 doses short). Other sections repeat uncritically the most alarmist anecdotes–such as the assertion, lifted from an obscure 1988 book, that the U.S. secretly sprayed American cities with mild germs to investigate the likely impact of deadly pathogens.

Germs is peppered with internal contradictions. Does a 5-lb. bag of anthrax contain enough spores to kill thousands or, as the book also claims, every man, woman and child on the planet? (The first estimate is much closer to the mark.)

No hype was necessary; the verifiable facts are chilling enough–and, in places, eerily prescient. Take the 1995 closed-door briefing for President Clinton and 400 officials from the U.S., Canada, Britain and Japan by Bill Patrick, former chief of the Army’s bioweapons-development program. Patrick described how terrorists–armed with blenders, cheesecloth, garden sprayers and starter bugs mail-ordered from a U.S. germ bank–could spray enough deadly bacteria in the air intakes of the World Trade Center to infect 25,000 people. If that didn’t scare anybody then, it will now.

 

(2) Bài viết vào tháng 10, 2001, một tháng sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center), thành phố New York, Hoa Kỳ.