English|Vietnamese

 

Ngày 29 tháng 8 năm 1973, tối thứ Tư

Về việc chuẩn bị trước

Hòa Thượng Tuyên Hóa

  

Trong một vài hôm nữa, tôi sẽ thuyết giảng về Thập Lực (1) của Phật. Hãy chú ý, tôi báo trước cho quý vị để quý vị có thể làm một ít nghiên cứu. Bằng cách đó, khi được hỏi về danh mục Thập lưc, quý vị sẽ không nói, “Con không biết.” Tất nhiên, có thể cuối cùng rồi tôi sẽ không hỏi quý vị về điều này. Nếu quý vị có nghiên cứu qua danh mục này, tôi có thể không hỏi quý vị về điều đó. Nhưng nếu quý vị không biết danh mục này, tôi sẽ trắc nghiệm quý vị về danh mục này.

Có người hỏi một vị cư sĩ về Mười Hai Bộ Kinh (2). Vị cư sĩ ấy đáp, “Con biết, Kinh A Di Đà là bộ thứ nhất; Kinh Kim Cang là bộ thứ hai; Kinh Pháp Hoa là bộ thứ ba; Kinh Lăng Nghiêm là bộ thứ tư; Kinh Hoa Nghiêm là bộ thứ năm; Kinh Địa Tạng là bộ thứ sáu; Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn là bộ thứ bảy; và cứ tiếp tục như thế. Có mười hai bộ tất cả. “Quý vị nghĩ gì về lời giải thích đó? [ Chú thích: Lời giải thích này không chính xác. Mười Hai Bộ Kinh gồm có:

  1. Bộ Trường hàng
  2. Bộ Trùng Tụng
  3. Bộ thọ ký
  4. Bộ nhơn duyên
  5. Bộ Thí dụ
  6. Bộ Bổn sự
  7. Bộ Bổn sanh
  8. Bộ Phương quảng
  9. Bộ Vị tằng hữu
  10. Bộ Bất vấn tự thuyết
  11. Bộ Cô khởi
  12. Bộ Luận nghị. ]

 

Dịch từ sách “Timely Teachings”, trang 317 – 318

 

Ghi chú:

(1) Thập lực: 【佛於是中修十力】:佛在無央數劫中,精修十種的智力:(1)知覺處非處智力。(2)知三世業報智力。(3)知諸禪解脫三昧智力。(4)知諸根勝劣智力。(5)知種種解智力。(6)知種種界智力。(7)知一切至所道智力。(8)知天眼無礙智力。(9)知宿命無漏智力。(10)知永斷習氣智力。

http://www.drbachinese.org/online_reading/sutra_explanation/Ava/Ava_Vol1-3.htm

Phật ư thị trung tu thập lực:Phật tại vô ương sổ kiếp trung, tinh tu thập chủng đích trí lực:① tri giác xứ phi xứ trí lực。② tri tam thế nghiệp báo trí lực。③ tri chư thiền giải thoát tam muội trí lực。④ tri chư căn thắng liệt trí lực。⑤ tri chủng chủng giải trí lực。⑥ tri chủng chủng giới trí lực。⑦ tri nhất thiết chí sở đạo trí lực。⑧ tri thiên nhãn vô ngại trí lực 。⑨ tri túc mệnh vô lậu trí lực。⑩ tri vĩnh đoạn tập khí trí lực。

  1. Tri giác xứ phi xứ trí lực (知覺處非處智力):  Phật có trí lực biết rất rõ sự việc là hợp lý hay không hợp lý. Đức Phật có thể phân biệt việc hợp đạo lý và việc không hợp đạo lý, việc gì thật hay không thật.;
  2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực (知三世業報智力): Phật có trí lực biết rõ nghiệp quả báo ứng trong ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai. Đức Phật có trí lực biết nghiệp quả báo ứng của tất cả chúng sanh trong ba đời quá khứ, hiện tại, tương lai. Đức Phật biết rõ về nhân chúng sanh gieo trồng và quả sanh ra. Đức Phật biết rõ tại sao chúng sanh sanh ra như thế.
  3. Tri chư thiền giải thoát tam muội trí lực (知諸禪解脫三昧智力): Phật có trí lực biết rõ tất cả các thiền, giải thoát môn, và các tam muội; Đức Phật biết không chỉ mộ pháp thiền hay pháp giải thoát, mà còn biết vô lượng pháp thiền và pháp giải thoát. Bời Đức Phật đạt đến cảnh giới cao tột, vô thượng nên biết tất cả các loại thiền và tam muội, và kinh ngghiệm qua tất cả.
  4. Tri chư căn thắng liệt trí lực (知諸根勝劣智力): Phật có trí lực biết rõ căn tánh tất cả chúng sanh. Đức Phật có thể biết căn tánh chúng sanh là thượng căn hay hạ căn. Đức Phật có thể biết chúng sanh có lợi căn hay độn căn,
  5. Tri chủng chủng giải trí lực (知種種解智力): Phật có trí lực biết rõ các hiểu biết tri giải của tất cả chúng sinh. Đức Phật hoàn toàn hiểu rõ những hiểu biết khác nhau của chúng sanh như thế nào.
  6. Tri chủng chủng giới trí lực (智種種界智力): Phật có trí lực biết rõ các cõi giới khác nhau. Vì chúng sanh trong thế gian chưa chứng được Thật Tướng, nên cảnh giới chúng sanh sai khác; còn Đức Phật thì biết rõ hoàn toàn các cảnh giới này như thế nào.
  7. Tri nhất thiết sở đạo trí lực (知一切所道智力): Phật có trí lực biết rõ các nơi chốn chúng sanh có thể về đâu  Nếu chúng sanh tu năm giới mười điều thiện, thì sanh về cõi giới người hoặc sanh về cõi trời; nều chúng sanh tu pháp vô lậu của Bát chánh đạo thì đến Niết Bàn. Đức Phật biết rõ tất cả những điều này.
  8. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực (知天眼無礙智力): Phật có Thiên Nhãn, ngài sử dụng để thấy sanh tử và nhân duyên nghiệp thiện ác của chúng sinh mà chẳng bị chướng ngại.
  9. Tri túc mệnh vô lậu trí lực (知宿命無漏智力): Phật có trí lực biết rõ các tiền kiếp của chúng sanh và thánh hiền, và ngài cũng biết cảnh giới vô lậu, Niết Bàn;
  10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực (知永斷習氣智力): Phật có trí lực trừ bỏ vĩnh viễn các thói quen tập khí. Vì Đức Phật đã viên mãn tự giác giác tha và giác hạnh, nên ngài hoàn toàn chấm dứt các vọng và tập khí, và chúng vĩnh viễn bị đoạn trừ không bao giờ sanh khởi lại. 

 

(2) Toàn bộ Kinh tạng của Phật giáo cộng chung có mười hai bộ:

  1. Bộ Trường hàng:Giữa một bản Kinh không có ngắt đoạn cho nên gọi là Trường hàng.
  2. Bộ Trùng Tụng:Lập lại ý nghĩa đã nói trong Kinh; nói lập lại văn Kinh Trường hàng để dễ ghi nhớ.
  3. Bộ thọ ký:Trong Kinh điển đề cập đến việc Ðức Phật trước thọ ký cho Ðức Phật sau, ví như nói: “Ông ở kiếp nào đó sẽ được thành Phật tên là gì? Thọ mạng bao lâu? Chúng sanh giáo hóa được nhiều ít? Ở trước quốc độ nào?…” đều là dự báo trước, đó gọi là Thọ ký.
  4. Bộ nhơn duyên:Do các thứ nhơn duyên mà nói các thứ pháp.
  5. Bộ Thí dụ:Dùng một sự vật nào đó, tỷ dụ cho một sự vật nào đó để thuyết minh chỗ nhiệm mầu của Phật Pháp.
  6. Bộ Bổn sự:Hoặc Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tự thuật việc tiền thân, hoặc thuật lại những sự tích tiền thân của một vị Phật hay một vị Bồ tát nào đó.
  7. Bộ Bổn sanh:Nói về sự tích đời này của Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc việc đời này của một vị Bồ tát nào đó.
  8. Bộ Phương quảng:Phương là bốn phương, Quảng là rộng khắp, biểu thị pháp được nói ra rất tinh vi rộng lớn.
  9. Bộ Vị tằng hữu:Những điều này là từ trước đến nay chưa từng nói ra hay bây giờ mới nói.
  10. Bộ Bất vấn tự thuyết:Như Kinh A-Di-Ðà, do vì bộ Kinh này rất trọng yếu, tất cả hàng Thanh văn không thể hiểu được, cho đến các vị Bồ tát cũng chưa có thể đạt đến cảnh giới này, nhơn đó Ðức Phật tự phóng ra ánh sáng chấn động cõi nước để nói ra bộ Kinh này.
  11. Bộ Cô khởi:Cũng gọi là Phúng tụng. Trong một bộ Kinh, đó là những bài kệ đứng riêng một mình, không liên quan gì đến kinh văn trước hay sau cả, hoặc nói ra riêng rẽ về đạo lý, như Kinh Kim Cang.
  12. Bộ Luận nghị:Nghiên cứu luận nghị về nghĩa lý của một loại Phật pháp.

 

Có bài kệ về 12 bộ Kinh:

 

長行重頌並授記,

孤起無問而自說,
因緣譬喻及本事,

本生方廣未曾有,
論議共成十二部。

 

Trường hàng Trùng tụng tịnh Thọ ký,

Cô khởi Vô vấn nhi tự thuyết,
Nhân duyên Thí dụ cập Bổn sự,

Bổn sanh Phương quảng Vị tằng hữu,
Luận nghị cộng thành thập nhị bộ。

Trường Hàng, Trùng tụng cùng Thọ ký,
Cô khởi, Vô vấn nhi tự thuyết:
Nhân duyên, Thí dụ và Bổn sự, 
Bổn sanh, Phương quảng, Vị tằng hữu, 
Luận nghị cộng thảnh mười hai bộ…

http://www.dharmasite.net/KinhADiDa1.htm