Hằng Triều – Ngày 21 tháng 7 năm 1977

Quái sư

Câu hỏi: Chắc hẳn là đau đớn lắm. Ý tôi là ông có bị đau kinh khủng lắm không?

Trả lời: Đau đớn phát xuất từ cái tâm cứng ngắt– từ việc bị phiền não. Phiền não giống như băng. Nó cứng ngắt, không uyễn chuyển và ngăn giữ quý vị không luân lưu được. Nếu tâm trí của quý vị không bị phiền não, thì đó là nước thoáng và mềm mại.

Trong nước thì không đau đớn. Băng đá làm ta đau đớn.

Câu hỏi: Làm sao mà việc này có thể làm cho các ông hạnh phúc được – trãi qua tất cả sự  đau đớn này?

Trả lời: Chúng tôi đang rất hạnh phúc  đến nỗi không  hay biết điều đó.

(Tôi muốn nói vài điều nữa nhưng  bị lúng túng  khi cần nói).

Tại một trung tâm thương mại, một cô gái trẻ tựa lưng vào tường trong tay cầm điếu thuốc với tư thế chụp ảnh trước kia của thuốc lá Marlon Brando: “Này, ông, ông mua cho tôi 6 lon bia nếu tôi đưa cho ông tiền được không?”

“Không. Tôi không thể đến gần thứ đó”.

“Quá là thất vọng”.

Dạo này, mọi người dường như không giống như con người đối với tôi, ý tôi là giống như mọi người xưa kia. Cảnh vật và các thành phố, xe hơi và những lời nhận xét, thời tiết và những con bọ – tất cả những thứ này trở nên đồng nhất và  ít khác biệt hơn. Thế nhưng con người dường như thường có đầy những đặc điểm và hương vị khác nhau – họ nổi bật lên trong một sự quan trọng đặc biệt so với mọi thứ khác. Thật khó giải thích nhưng tất cả mọi thứ, thậm chí con người đang được hòa trộn thành một cụm bằng phẳng thật tuyệt vời này. Cái tuyệt vời đến từ cái gì khác ở  đằng sau sự đồng nhất của mọi vật. Không có cái gì nhiều hay ít hơn; thật haykhông thật; tốt hay xấu về điều đó. Nó đơn giản chỉ xảy ra, gần như không thể cảm nhận được. Bằng phẳng đồng nhất ở khắp mọi nơi. Một mặt, nó giống như ở trên một hành tinh khác và đồng thời càng ngày càng có nhiều người trông quen thuộc hơn – gần như là bà con có quan hệ huyết thống vậy. Mọi người đến cúng dường và tôi tự nói với mình, “Mình đã gặp anh ấy/ cô ấy trước đây ở đâu?”

 

Nhét mình vào bên trong khoang của chiếc xe Plymouth củ kỷ trên bến cảng Hueneme, miệng lẩm nhẩm niệm Phật và lắng nghe Kinh Hoa Nghiêm, tôi chưa bao giờ thấy tự do đến thế.

Nếu chính bản thân tôi thực sự  dụng công thì tôi mới có thể sẵn sàng thực sự trở thành đệ tử quy y của Hòa thượng khi chúng tôi tới Vạn Phật Thánh Thánh Thành và bắt đầu học tập.

Mấy đứa trẻ lớn tuổi hơn nói với mấy đứa trẻ nhỏ rằng chúng tôi là những con quái vật. Chúng hoảng hốt. Nhìn chòng chọc từ đằng sau những chiếc xe và xung quanh các góc phố khi chúng tôi lạy qua một khu vực thương mại, có ba đứa nhỏ cuối cùng đã lấy hết can đảm tới kiểm tra chúng tôi. Hai đứa nhỏ nhất thì núp đằng sau một bé gái mũm mĩm đang đi trên chiếc xe đạp như  thể là chúng sẵn sàng tăng vận tốc và lướt đi rất nhanh trong trường hợp những con quái vật giở trò gì đó.

“Có phải việc này là để cho hòa bình?” cuối cùng cô bé hỏi.

“Đúng vậy”, tôi trả lời. Thư giãn một chút – theo nguyên tắc thì những con quái vật không lạy vì hòa bình. Hai đứa kia vẫn còn hoang mang.

“Các ông có tên không?” Tôi với lấy cái túi để lấy một trong những tấm danh thiếp của chúng tôi để đưa cho cô bé. Hai đứa trẻ nhỏ hết hồn bỏ chạy, “quái vật đang đến, quái vật đang đến”, giọng nói hoảng sợ vang ra từ phía sau mấy bức tường. Một đứa to khỏe sau đó quay lại cúng dường nước và tên của chúng tôi:

“Quái sư Thật và Quái sư Triều”

 

Một người thanh niên  tình cờ vừa chạy xe ra khỏi trung tâm thương mại ngay khi chúng tôi tiến tới. Anh ta dừng lại và quan sát chúng tôi. Sau những câu hỏi thông thường, anh ta muốn biết nhiều hơn về việc tu đạo và thực sự hứng thú khi nghe đề cập là tại Vạn Phật Thánh Thành chúng tôi đã cố gắng xây dựng một ngôi nhà cho những người cao niên và dưỡng đường cho người bịnh sắp chết. “Ý ông là họ không phải tới những ngôi nhà dưỡng lão cộng đồng hiu quạnh và bị bơm đủ loại thuốc sao?” anh ta hỏi.

“Phải. Vì thế, người ta có thể ra đi trong sự tương trợ của cộng đồng dám nhìn thẳng vào cái chết và trợ giúp một phương cách tâm linh để đối mặt với sự chết  – chứ không phải là đầy sợ hãi”.

“Đạo Phật dạy cho ông điều gì về cái chết?’

“Tôi không thể nói với anh. Căn bản là anh phải tự mình nhìn vào nó”

“Bằng cách nào?”

“Chúng ta có những phương pháp mà đã có từ hơn 3000 năm để nhìn vào vấn đề sinh tử”.

Đứa trẻ ngồi ở ghế sau: “Ba ơi, đi thôi”.

“Chờ chút, ba cần phải hiểu cái này mới được. Đây thực sự là một điều gì đó”.

Đứa trẻ: “Ồ”

“Tại sao ông lại tới tu viện Kim Sơn và trở thành nhà sư?”

“Tôi muốn  hiểu tận gốc của mọi vật”.

“Trước đây ông làm gì?”

“Cũng giống như bao người ở cùng trang lứa với tôi: đây, đó, khắp nơi nhưng chưa bao giờ thật sự ở nhà. Luôn luôn tìm kiếm cái…”

“Tìm kiếm cái gì?”

“Tìm cách nào đó để đi tới nơi là chân thực và bình an. Tìm kiếm những câu trả lời của câu hỏi như: Tôi từ đâu đến? Tôi sẽ đi về đâu? Tôi là ai?

“Rồi sao nữa?”

“Rồi, trong đạo Phật có 84,000 Pháp môn để tìm hiểu kỹ những câu hỏi này và chúng đều đem lại kết quả!”

“Thật ngoài sức tưởng tượng! Điều này thực sự không thể tin nổi. Thực sự có một nơi như vậy sao? Ý tôi là mấy ông thực sự làm như vậy, có phải không?”

“Có. Chúng tôi cố gắng hết sức”.

Người đàn ông đó chân thành và trung thực. Anh ta cho thấy có rất nhiều câu hỏi và giá trị tương tự mà rất nhiều người, trong đó có thầy Hằng Thật và tôi cũng có. Và anh ta cũng rất vui mừng giống như bao người tôi biết khi họ phát hiện ra rằng có một cách và một nơi để làm điều tốt đẹp cho mọi chúng sinh và cũng được giác ngộ nữa. “Thực sự có một nơi như vậy sao?” toàn khuôn mặt và người của anh ta sáng lên và  lấp lánh không thể diễn tả nổi.

“Chúng ta có thể đi chưa Ba?”

“Hả? Đi hả? Được rồi, chắc chắn rồi (như chợt giật mình). Chúc các ông may mắn”.

“Cảm ơn, cũng chúc anh như vậy”.

 

Ba cậu bé lượm vỏ chai: “Này ông, các ông được gì khi làm vậy?”

“Chúng tôi không được, mà chúng tôi cố gắng cho đi. Chúng tôi cố gắng từ bỏ những thói quen xấu và tính ích kỷ để chúng tôi có thể cho đi và giúp đỡ”.

Chúng đặt những cái chai rỗng không xuống đất. “Ông có ngủ không?”

“Chắc chắn rồi, chúng tôi ngủ nhưng giống rất nhiều các vị ni và sư khác, chúng tôi ngủ ngồi, không nằm xuống”, tôi trả lời.

“Như thế  để lừa mọi người nghĩ rằng các ông đang cầu nguyện?” một đứa nói vẻ chân thành.

“Không phải. Để chúng tôi không muốn ngủ quá sâu khiến chúng tôi không thể thức dậy được.  Để chúng tôi không bị lạc lối trong những giấc mơ”.

“Phải mất một thời gian thật sự rất dài để tới được Thành Phố một nghìn vị Phật”.

“Không, Mười nghìn vị Phật”, bạn của cậu bé chỉnh lại.

“Tôi từng có một người bạn cũng trạc tuổi các em. Cậu ấy thu lượm đủ chai trong sáu tháng để mua một chiếc xe đạp mới”, tôi nói với chúng.

“Thật sao?” chúng kêu lên.

“Chuyến lễ lạy của chúng tôi cũng vậy. Nếu các em thật sự muốn một việc gì rồi và chăm chỉ làm hướng về nó – cứ từng một cái chai và một lạy – các em sẽ có được việc đó”.

Một người đàn ông bước tới và nói thẳng thắn, chân thật: “Tôi nghĩ điều các ông đang làm thật sự tuyệt vời! Cuộc đời tôi thay đổi ngay kể từ khi tôi đọc về các ông”.

Một nhóm mấy cậu bé khác tới tấp đưa ra cho chúng tôi những câu hỏi, “Nhân tiện”, chúng tôi hỏi, “Các em thường làm gì?”

“Ồ, chẳng gì nhiều. Chúng cháu đạp xe cả ngày và đi bơi”.

Rồi một em trong số chúng hỏi, “Thế các nhà sư có bơi không?”

“À, chúng tôi đã từng bơi và đạp xe cả ngày nhưng giờ thì chúng tôi làm việc để giúp những người khác và đền ơn cha mẹ”, chúng tôi trả lời. Một thời dành cho tất cả mọi thứ và một thời để buông xã.

 

Tuần ẩn tu đó trong một tu viện mà cha tôi đã tham dự khi tôi còn nhỏ vẫn chưa hoàn thành. Ông đã không bao giờ được quay trở lại và theo đuổi những gì mà ông tìm thấy ở đó, bên trong mình, trong cái tuần ngắn ngủi rời khỏi công việc và gia đình của mình đó. Nếu tôi có thể giúp trong việc thành lập và duy trì một nơi (một đạo tràng), nơi mà mọi người giống như cha tôi có thể tìm thấy bình an trong tâm thì cuộc đời tôi sẽ không bị uổng phí.

 

Một người đàn ông to chắc, Hank, đến từ một nhóm Phật tử ở địa phương tại Oxnard: “Này các anh! Cái đó khổ cực hơn rất nhiều so với thực hành của chúng tôi”, anh ta nhận xét sau khi nghe về những khổ hạnh của tu viện Kim Sơn. Hàng ngày tôi bơi từ một đến mộtdặm rưỡi, cố ăn ít đi và ít thịt để lấy lại vóc người để ngồi thiền. Điều đó thật là khó”, anh ta nói.

“Nhưng anh đang làm đó thôi! Như thế mới quan trọng. Nếu có thể làm được, thì anh sẽ tốt hơn và mọi người chung quanh anh cũng vậy”, chúng tôi đáp lời. Chúng tôi nói cho anh ta biết một câu Thiền thoại “Hành khổ, tâm lạc”.

Khi rời đi, anh ấy nói, “Hãy thoải mái nhé!”.

“Không, phải chịu khó,”, chúng tôi nói.

“Ồ, phải vậy”, anh ta kết luận. “Chịu khổ thì tâm ông mới  an lạc”.

Mỉm cười và vẫy chào tạm biệt.

 

Trong và xuyên suốt tất cả những phản ứng khác nhau mà chúng tôi nhận được, tôi có thể nhìn thấy chính mình đã từng làm tất cả những điều đó ở lúc này hoặc lúc khác trong  cuộc đời của mình. Từ những sự giúp đỡ tới những lời nói khôn ngoan; từ những sự cúng dường cho tới những lời giễu cợt. Bằng cách nào đó, nhớ rằng dường như san bằng tất cả những phản ứng đó thành những tác động bình đẳng. Tốt, xấu, hay  bình thường, chúng đều đi qua giống như những cái  “tôi” khác nhau đã tạo nên chúng. Đã qua đi, đã qua đi, tất cả đi mất.

 

Kinh Kim Cang dạy rằng:

 

Nhất thế hữu vi pháp

Như mộng, huyễn, bào, ảnh

Như lộ diệc như điển,

Ưng tác như thị quán.

Dịch nghĩa:

Tất cả Pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt, bóng,

Như sương, như điện chớp

Nên quán sát như vậy.

 

Nhìn thấy chính mình trong tất cả những lời và những lối sống này, cuộc đời đã qua của tôi quay cuống bởi “quán sát như vậy” – giống như rất nhiều những bức ảnh cũ. Trong mười nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm, có lời nguyện là “Nguyện con mau về nhà vô vi.” (1)

Đó là một nơi nào đó bị chôn vùi phía dưới tất cả những bức ảnh cũ kỹ này – bộ mặt vô vi ban đầu – dễ mất đi, khó tìm thấy. Nhưng luôn luôn ở đó, chờ đợi và không thay đổi.

 

Một chiếc xe dừng lại với hai người phụ nữ lớn tuổi ngồi đằng trước, một bé gái ngồi ghế sau. Đứa bé gái đang mong mỏi đợi một tín hiệu từ phía ghế trước. Một trong số người phụ nữ ngồi phía trước là người thẳng thắn và chính trực. Trông bà ấy giống như Katherine Hepburn đang đóng vai nhà truyền giáo thời nữ hoàng Victoria – tóc cuốn lại phía đằng sau, không thả lỏng hay lãng phí cảm xúc gì cả. Bà ấy gật đầu mà không nhìn, đứa trẻ hào hứng chìa tay đưa cho tôi một ít tiền. Ngay khi tôi với tay để cầm lấy, người phụ nữ ngồi ghế trước xoay đầu. Cái nhìn: họ có chân thật không?

Và bà ấy nhìn với đôi mắt thận trọng, đúng, họ chân thật và không ra ngoài để gạt người, không phải là kẻ lợi dụng trên trái tim và tình cảm của người khác, không phải là kẻ đạo đức giả. Rồi trong một khoảnh khắc, một vết nứt nhỏ ở ngay chính vẻ bề ngoài được kiểm soát này, bà ấy cho ra một con người khác mà không phải là chính bản thân bà ấy – một người mà không được phép lộ diện rất thường xuyên đặc biệt là với những người lạ. Mặt bà sáng ra và gật đầu tán thành về việc  chân thành và làm một cái gì đó tốt đẹp, có ích lợi cho những giá trị chân chính. Bà ấy chỉ nói “Cảm ơn”.  Điều mà bà ấy không nói lên là điều được nghe lớn nhất.

Tôi nghe nói rằng một trong những con đường đạt tới sự giác ngộ là sự hoàn hảo của việc bố thí. “Những người thực hành các hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát chỉ có họ mới có thể đạt được sự giác ngộ”. (Kinh Hoa Nghiêm). Hạnh thứ ba của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát là “Quảng tu cúng dường”. Có rất nhiều người trong khi bố thí bỗng nhiên thay đổi và trở thành trẻ nhỏ. Họ thích thú và sống động với lòng tin tưởng và sự giàu có trống vắng trong một hoặc hai phút của sự không ích kỷ. Bố thí và lạy cũng rất giống nhau. Chúng tôi lạy để từ bỏ cái “bản ngã” của mình, không phải để nhận lấy cái gì đó cho bản thân mình. Người ta bố thí là để cho đi, để từ bỏ cái “bản ngã” chứ không phải để nhận được lời cảm ơn hay được ghi nhận.

Mọi người đến với những đồ cúng dường, và một vết nứt nhỏ mở ra, một trái tim đẹp, thiện lành rộng mở hiện ra trên khuôn mặt và vẻ bừng sáng. Ngay lúc đó, nếu chúng tôi lạy một cách chân thành, thì người bố thí và người lễlạy hòa nhập,  và không phải là hai mà là một. Một điều hết sức không ngờ xảy ra! Với mỗi một sự cúng dường chân thành, chúng tôi có được thấy khuôn mặt của Phật. Thật là tuyệt vời!.

 

Ghi chú:

(1) Nguyên văn trong Đại Bi Sám:

南 無 大 悲 觀 世 音, 願 我 速 會 無 為 舍.

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm, nguyện ngã tốc hội vô vi xá.