Hằng Triều • Ngày 22 tháng 7 năm 1977

Tôi không quan trọng

Một con chim két kêu ré lên, ca hát trong một cái cây, chỗ chúng tôi bắt đầu lạy trong buổi sáng đầy sương mù này. Tôi không nghĩ mình đã từng nhìn thấy con chim két ở ngoài lồng. Tôi cũng không nghĩ chú chim két đã từng nhìn thấy những người như chúng tôi. Nó nhảy từng bước theo chúng tôi từ cây này sang cây khác chừng hai tòa nhà và rồi sự lư thông xe giờ cao điểm làm nó biến mất.

Đứng dậy sau cái lạy yên lặng, tôi bị vây quanh bởi mấy phụ nữ ăn mặc đẹp, đánh phấn, lăng xăng như thể họ đang trước ngày cưới hay một bữa tiệc làm bất ngờ. Họ mua đồ ăn sáng từ cửa hiệu MacDonalds cho chúng tôi.

“Sữa và bánh mì kẹp MacMuffins tất nhiên là không có thịt bằm”, một người nói giọng hối thúc, đầy hăng hái. Lúc đó là 7:30 sáng. Từ nơi đâu mà họ tới đây, ở chỗ con đường trống vắng dành cho xe tải này, vào giờ này, trong những trang phục màu rực rỡ và giày được đánh bóng, tóc mới uốn này? Thầy Hằng Thật và tôi thì lại tương phản với râu tóc không được cạo, mang theo bụi dấu ngoài đường bốn ngày qua. Khi họ đi khỏi, chúng tôi ở lại nhìn vào đôi bàn tay nứt nẻ dơ bẩn của mình, nhìn kiến, và ngửi mùi khói dầu cặn. Tôi không nghĩ mình tổng cọng nói nhiều hơn ba lời với họ. Điều đó dường như không quan trọng.

Họ có chút lo lắng. Kiểu lo lắng khi quý vị mở lòng, chân thành “buông bỏ” sau một thời gian dài bị đóng kín và sợ hãi. Sợ khi cho người ta thấy quý vị thực sự như thế nào và hy vọng mình sẽ không bị “đốt cháy” hay bị cười nhạo khi mình chân thành và hết sức thuần khiết. Và họ nhanh chóng rời đi cũng vì cùng lý do – bởi vì quý vị không thể xử trí quá nhiều việc cùng một lúc. Vì đã quá lâu nên việc trở thành tự nhiên lại cảm thấy không tự nhiên.

Thực sự là một điều rất hay đẹp khi nhìn thấy điều này ở những người cúng dường. Bị chôn vùi sâu dưới tất cả những vết bầm tím và sẹo, giống như thầy Hằng Thật và tôi, đó là một khuôn mặt chân thật, bản tính thuần khiết đầy sống động và tốt lành. Có nhiều hạnh phúc trong công việc Ba Bước Một Lạy và mỗi sự cúng dường là một bữa tiệc sinh nhật.

Những tiếng la hét to nhất và lăng mạ nhất đến từ những người bị tổn thương nhiều nhất. Chúng tôi chạm vào vết thương đang che chở cái “bản ngã chân thật” bị hành hạ và sợ hãi. Tất cả những gì chúng tôi nghe thấy khi chúng hét vào chúng tôi là “Đau quá, Ái ui!”.

 

“Lạy Cha, xin Cha nhận số tiền này”, một người phụ nữ lớn tuổi cùng với con chó nhỏ trên vai trong chiếc xe Buick to lớn. “Con cá là các cha mệt rồi phải không?”

“Hầu như chỉ là niềm vui. Nhân tiện, chúng tôi là những vị sư chứ không phải là những Cha”.

“Chúc may mắn, thưa Cha” và rồi họ đi.

 

Hai nhân viên bảo trì đường dây từ Công ty Điện Thoại cúng dường một số trái cây và nước trong giờ nghỉ của họ.

Cửa hàng MacDonalds: Một người to lớn, vạm vỡ với điếu thuốc lá lắc lư trên miệng, người tựa lại phía sau, ngón tay và bàn tay nắm lấy dây nịt thắt lưng và nói, “Các anh thực sự tin vào những gì mình đang làm à?”

(Tôi đã muốn nói rằng: “Ai có thể làm việc gì mà họ không có niềm tin vào đó?”). Trước khi tôi đáp lại, một phụ nữ bước tới bên cạnh và la mắng anh ta rằng, “Này, để cho họ yên. Họ thực sự tin tưởng vào những gì họ đang làm”.

Người đàn ông to lớn chuyển tư thế và quay sang phía cô ấy như một cậu bé và nói, “Được rồi, nào, tôi chỉ hỏi thôi mà, thế thôi”.

“Được rồi, tốt”, cô ấy nói, “Nhưng đừng khinh khỉnh thế”.

 

– Manuel, một nhân viên phụ giúp tram xăng chạy tới, “Xin chào, tôi muốn giúp các ông”.

– Một phụ nữ từ tiệm ăn Granny’s Pantry cúng dường chúng tôi bất kỳ món nào có trên thực đơn. Chúng tôi giải thích về lời nguyện sống ở bên ngoài trong chuyến hành hương và vì thế chúng tôi thực sự không thể chấp nhận. Sau đó, bà ấy cho người đầu bếp ra. “Xin chào, tôi là Matty”, và trao cho chúng tôi một túi trái cây.

– Người chơi trượt nước: “Chúc vui vẻ”, anh ta nói sau khi nói chuyện về “công việc khó nhọc”. “Không”, câu trả lời đáp lại. “Chúc khó nhọc – Có thời gian nhọc nhằn thì chính là có thời gian tốt đẹp”. “Ồ, đúng vậy”. Anh ta mỉm cười và lái xe đi khỏi cùng với chiếc ván trượt xác nhận sở thích gắn trên nóc xe.

– Một người đàn ông lớn tuổi cúng dường: “Tôi chắc chắn là các anh sẽ  làm được”.

– Một nhóm mấy người nấu bếp của một nhà hàng Nhật Bản mang ra hai nắm cơm và một ít tiền, tất cả được gói gọn gàng trong giấy đã được gấp lại.
– Một toán nhân viên điện thoại khác dừng lại và cúng dường.

 

Một khi quý vị xuất hiện trên TV và trên báo, mọi người sẽ cảm thấy gần gũi với quý vị và với những gì quý vị đang làm. Họ tới để nói lời “Xin chào” và muốn chia sẻ cuộc sống của họ với chúng tôi như thể chúng tôi là những người bạn cũ hay những người hang xóm.

Có một phụ nữ lái xe vòng quanh rất nhiều lần cùng với một thiết bị liên lạc vô tuyến trong xe và đang theo dõi các sự việc. Bà ấy gọi cho cảnh sát để nói với họ về đám trẻ em đang chơi trong khu vực giao thông đông đúc hoặc trên những con đường nguy hiểm. Bà ấy muốn chăm nom chúng tôi.

“Đây là một vài bánh mì tròn và vài thứ cho cuối tuần. Tôi sẽ đi khỏi đây và không muốn lo lắng về việc các anh đều được yên ổn”.

Một người đàn ông lái chiếc xe van tới. Chúng tôi chưa bao giờ trông thấy anh ta trước đây. “Hôm nay thế nào?” v.v… “Hẹn gặp lại các anh sau nhé. Cần phải tới trung tâm mua sắm trước khi bọn trẻ về nhà”.

 

“Chúa ban phước lành cho các anh. Chúa Jesus yêu quý các ông lắm. Chúng tôi cầu nguyện cho các anh, người anh em”. Tôi đã mắc sai lầm khi bắt tay trước khi nghe thấy giọng bà ấy nói. Giờ thì bà ta không buông tay mà lại quàng cánh tay kia ôm lấy tôi thay cho chúa Jesus. Tôi ngồi xụp xuống quỳ trên gối, lạy và thoát ra. Họ cho cậu bé đuổi theo chúng tôi cùng với cuốn sách nhỏ về việc dược cứu rỗi dễ dàng.

 

“Ồ, các anh thật tuyệt diệu. Chúc vui vẻ!”, một phụ nữ trẻ tuổi tựa mình ngay phía trước tôi và làm vài cử chỉ dễ thương trên chiếc ván trượt sóng và cúng dường một quả chuối – đung đưa qua lại để cố thu hút sự chú ý của tôi.

“Đã nhìn thấy các anh trên TV, thật tuyệt diệu”.

 

Một người đàn ông dừng lại trên chiếc xe tải chở rác đưa một ít tiền, “Để cho bữa trưa hoặc cái gì đó”.

Hai cậu bé (tám tuổi): “Các ông đang làm gì đấy?”

“Cầu nguyện”.

“Các ông không mệt sao – suốt quãng đường từ Los Angeles?”

“Không, chúng tôi khỏe mạnh hơn”.

“Thật sao?”

“Có biết cái gì khiến các em mệt không?”

“Là gì?”

“Nói dối, ăn cắp, uống rượu, hút thuốc, giết hại, theo đuổi các cô gái. Cầu nguyện sẽ khiến các em mạnh khỏe hơn!”.

Một cậu bé đi tới và bắt đầu lạy bên cạnh thầy Hằng Thật. Đứa kia thỉnh thoảng ném đá vào cánh đồng và quan sát.

 

Người cha và con gái: “Nó muốn xin các anh chữ ký”.

“Tôi không quan trọng”.

“Chắc chắn có đấy nếu anh xuất hiện trên TV và trên các tờ báo”.

“À, điểm mấu chốt là chuyến hành hương này đầu tiên hết là để từ bỏ những thói quen xấu của chúng tôi và các thói quen xấu đó khởi sự với tánh ích kỷ. Vì thế, nếu tôi ký tên mình thì điều đó sẽ như nói rằng, ‘Nhìn này, tôi là một nhân vật gì đó!’ Điều đó là kiêu hãnh giả tạo. Tôi không cần một sự kiêu hãnh giả tạo nữa. Tôi đang cố từ bỏ cái kiêu hãnh giả tạo này”.

“Ý anh là anh sẽ không ký cho cô bé sao?”

“Đúng vậy. Nhưng cô bé có thể lấy một trong những tấm thiệp của Tu viện”. Đưa cho cô bé tấm thiệp.

Hoan hô! Ánh mắt mở rộng trên khuôn mặt cô bé. Chuyện quan trọng! Cúng dường và sự khích lệ liên tiếp ùa tới.