Hằng Thật – Tháng 10 năm 1977

Thực hành dựa trên những đạo lý chân thật

Chân, Thành và Hằng. (1)

Duy trì tâm niệm vững chắc đối với việc tu hành. Hãy nhẫn nại. Đừng chờ đến khi những đạo lý này trở thành rõ ràng trong tâm bạn rồi mới bắt đầu thực hành. Tâm bạn không ở nơi mà những đạo lý này hoạt động. Thực hành và hiểu rõ là một chứ không phải hai.

Đạo Phật là một chuỗi thực hành dựa trên những đạo lý chân thật thanh lọc tâm, chuyển cuộc sống của bạn theo chiều hướng tốt đẹp và khiến bạn tự do hoan hỷ.

Vấn đề là bạn đã tiến xa cho đến mức này bằng cách sử dụng phương pháp đó; ánh sáng dương mới mẻ là thật và nó sẽ không biến mất chỉ qua một đêm. Ánh sáng dương mới mẻ này đến một cách tự nhiên, tự nó đến. Đừng hành xử hồ đồ với cái đầu ngu ngốc và ép  buộc mọi thứ. Bạn hành xử như thế chỉ làm hỏng mọi thứ. Hãy để nó đến tự nhiên; bạn không biết mình đang làm gì. Quan tâm đến nhân – bằng việc bái lạy  đều đặn và đúng đắn. Đừng chú ý đến kết quả.
Ghi chú:

(1) Đạo lý Chân, Thành, Hằng. Hòa Thượng Tyyên Hóa còn gọi đao lý Chân Thành Hằng là “phương pháp tu hành chơn thật”, là “bí quyết tu hành”. Xin xem thêm đọan giảng giải của Hòa Thượng Tuyên Hóa trong Khai Thị 2  http://www.dharmasite.net/khaithi2.htm#40

CHÂN, THÀNH, HẰNG

(Vạn Phật Thành ngày 22 tháng 10 năm 1982)

Kẻ tu hành không được đi rao bán, quảng cáo hay tuyên truyền sự nghiệp tu hành của bản thân. Khi rao bán, quảng cáo chuyện tu của mình thì có thể bị ma quỷ phá rối!

Có người tu thì được Phật tới hộ trì; có kẻ được Bồ Tát tới hộ trì, có kẻ được các vị A La Hán đến bảo vệ; có người được Trời ủng hộ; có người được quỷ thần hộ trì; có người thì được người đến hộ trì; nhưng có kẻ thì được yêu ma quỷ quái tới hộ trì. Bởi những kẻ đó có tâm tà, cho nên ma quỷ mới lại làm bạn với họ. Hễ có sự hiểu sai thấy lầm, tà tri tà kiến thì mình sẽ phát sinh ra rất nhiều thứ ma quỷ; tức là cống cao, ngã mạn, cuồng ngạo. Nếu mình không biết khiêm nhường, nhẫn nại, không biết tự nhận lỗi lầm, thì mình có thể gặp rất nhiều chướng ngại.

Vì vậy hôm nay tôi muốn nói với các vị một phương pháp tu hành chơn thật. Bí quyết của sự tu hành gồm có ba chữ:

  1. Chân: nghĩa là không hư ngụy, không giả trá; làm chuyện gì cũng hết sức chơn thật.
  2. Thành: nghĩa là thành tâm, hết sức cung kính, hết sức thành khẩn, không lười biếng giải đãi, không làm qua loa lấy lệ.
  3. Hằng: nghĩa là luôn luôn kiên định, hằng thường bất biến, không thay đổi.

Phàm mỗi hành động, mỗi lời nói đều phải có tâm chân, thành, hằng. Làm việc gì mình cũng có ba cái tâm đó thì tương lai nhất định sẽ thành tựu.