Hằng Triều – Ngày 17 tháng 7 năm 1977

Dâu tây hay Chư Phật?



“Tu là khổ, hết khổ là Phật”
-Hòa Thượng Tuyên Hóa

Đôi khi, từ bỏ mọi phiền não dường như làviệc không thể được. Phiền não là gì? Phiền não đơn giản là bám chấp. Chấp vào tài, sắc, danh, thực, thùy. Chấp tướng, thọ, tưởng, hành, thức. Khi bám chấp thì quý vị:

“… Chẳng tu đạo sâu mầu
Bị các khổ não loạn.”

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vua Lương Võ Đế, triều đại nhà Lương đã bị chết đói vì ông ta không có chút công đức nào, không tu hành. Tu cái “chân lý vô ngã” là cách để chấm dứt đau khổ. Nếu quý vị muốn chấm dứt đau khổ thì quý vị cần phải tu hành.

Vì thế, khi tôi lạy, đau khổ cùng với tất cả những vọng tưởng của tôi về lương thực và tụng bài tà chú của mình “có phải lương thực đang tới chăng, có phải lương thực đang tới chăng, hoặc khi nào thì thức ăn sẽ tới đây”, tôi nhận ra rằng sự đau khổ này là do chính mình tạo ra. Tôi càng ít tu tập thì tôi càng đau khổ. Tôi càng chuyên tâm lạy thì ham muốn và vọng tưởng khiến tôi đau khổ được giảm đi.

Tôi tưởng mình ít bám chấp vào mọi thứ hơn là thực sự. Ba bước một lạy đang ăn mòn tất cả những vỏ bọc mà tôi đã và đang phủ lên cái tôi thật – tốt và xấu, giả và thật. Sau một thời gian, điều này trở nên không che đậy và vi tế. Ai có thể nghĩ lạy bên cạnh cánh đồng đầy dâu tây chín lại có thể là màn đối đầu đầy căng thẳng. Dâu tây hay là Chư Phật?

Đào xuống, sâu và bẩn, nơi những cái rễ bắt đầu, đám ma quỷ của tôi và vị Phật cùng nằm ở đó. Mới đầu thật là khó phân biệt. Con quỷ sâu xa nhất, tăm tối nhất, khó nắm bắt và lén lút nhất, con ma vương chia sẻ cái đu đối trọng cùng với Phật . Cái đu đối trọng mọi hướng là cái tâm. Có thể làm thăng bằng cái đu đối trọng để nó chẳng bồng lên hay hạ xuống. Có thể làm thăng bằng cái tâm để nó không phải quỷ cũng không phải Phật, và vì vậy nó như như bất động. Nó có thể… dễ dàng như những trái dâu tây.

Sáng nay. Tôi đã gắng hết sức để không khởi vọng tưởng trong khi lạy. Chúng tới như những con sóng dâng trào và với mỗi cơn sóng, tôi lại chuẩn bị tinh thần và lánh sâu vào việc niệm và bái lạy. Một lúc sau, cơn gió mát lành mang đi cái nóng nực và không còn ý niệm nào vế nó. Tôi đã hiểu được một câu kinh mà trước đây tôi đã không thể hiểu. Một thắng lợi nho nhỏ.

Sau cuộc tranh luận với một lính hải quân nhỏ con, Louis Aosco, vị mục sư theo thuyết Phổ độ trở lại xin lỗi thay cho người thủy thủ đó. “Công việc của tôi là chấm dứt việc đó – để tiêu trừ cái tính không khoan dung đó. Tôi xin lỗi. Nếu tôi làm việc của mình, điều ấy hẳn sẽ không xảy ra “. Ông ta nói tiếp “Tôi tôn trọng quyền của các ông bao dung cho những điều như vậy, nhưng tôi không nhất thiết phải làm như vậy”. Louis ngỏ lời muốn phục vụ và bảo vệ chúng tôi khi chúng tôi ở trong khu vực. “Các ông đã mang đến cho tôi một điều gì đó mà tôi không thể diễn tả. Trong khi các ông còn ở trong khu vực này, tôi sẽ lo các nhu cầu của các ông”. Ông ta nói một cách chắc chắn và ân cần.

“Anh ta có làm phiền các ông không?”

Thầy Hằng Thật chỉ tay thẳng về phía trước như muốn nói “Vượt qua cả mưa gió, vượt qua những lời khen chê, chúng tôi vẫn tiến bước”.

Louis kêu lên “Đúng như thế! Có phải vậy không?”

Chúng tôi hỏi “Điều gì?”

“Không quay lại, cứ tiếp tục. Tôn giáo là như vậy phải không, không quay lại”?

Khi chúng tôi lạy qua con đường dành cho xe của một trang trại chăn nuôi gia súc lớn, hai người đàn ông giúp một phụ nữ ốm yếu ra ngoài để quan sát chúng tôi. Cô ta bị liệt một phần, và gần như bị mù. Cô ta chỉ có nói hay đứng dậy được rất khó khăn. Thật đáng thương. Cô ta không quá 45 tuổi. Họ nhìn chúng tôi một cách đầy hy vọng như muốn nói “Các ông có thể chữa cho cô ấy không? Chúng tôi đã thử mọi cách. Các ông có thể giúp không?”

 

Ghi chú:

(1) Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm ‘Phương Tiện’ Thứ Hai – http://www.dharmasite.net/KinhPhapHoa1.htm#4

Căn độn ưa pháp nhỏ.
Tham-chấp nơi sinh-tử
Nơi vô-lượng đức Phật
Chẳng tu đạo sâu mầu
Bị các khổ não loạn
Vì đó nói Niết-bàn.