Hằng Thật. Ngày 23 tháng 8, 1977

Chúng tôi tán thán danh hiệu Chúa mỗi ngày

 

Phẩm chất thực sự là vô vi

Thế giới thương mại hiện đại đầy dẫy thông tin – thương mại phụ thuộc vào việc quảng cáo. Quảng cáo phụ thuộc vào thông tin về sản phẩm để lôi kéo sự chú ý của quý vị và kiếm tiền từ quý vị. Rất nhiều phương tiện khéo léo ùa đến với quý vị trong mọi lúc: âm nhạc, màu sắc, thông điệp về tình dục, về sợ hãi, về hạnh phúc và nhu cầu. Không khí đầy ngập với những lưỡi câu gạt gẫm và thật khó mà cưỡng lại được những thứ đó. Những lời mà những người quảng cáo dùng để thu hút sự chú ý của quý vị dường như mang lấy sự sống của của riêng chúng, những từ ngữ như: Phẩm chất! Giá trị! Tốt hơn! Tiết kiệm! (bằng cách chi tiêu).

Khi xem xét lạ tất cả thì tất cả sản phẩm cũng đều cùng một loại vật liệu “hữu vi” mà sẽ hư hỏng và bị bỏ đi không lâu sau khi dùng. Quý vị không phải tìm kiếm, chỉ ngóng tai nghe, mở to mắt và những trò câu khách sẽ cho quý vị ngập đầy thông tin mà quý vị cần.

Thế giới tự nhiên không có những mánh lới và không hứa hẹn. Nếu quý vị muốn tìm một chỗ ngồi “phẩm chất” hoặc một điểm cắm trại với “giá trị” đích thực thì quý vị cần phải tự đi tìm kiếm cho mình. Có những thông tin để đọc, quý vị phải biết cần tìm kiếm những gì và tìm ở đâu: những thực vật không độc, không gai, không nhện, không kiến, ít đá, bằng phẳng, không có bùn, không có những tấm bảng tài sản tư nhân, không tàu lửa, không xe hơi, không hàng xóm, không chó, không khí thải, không có những thanh niên cỡi xe mô tô, không người yêu hay những tay chạy xe cải tiến để chạy nhanh. Có bóng mát nào để xe không? Có nhà vệ sinh không? Có chỗ đất phẳng để tập thái cực quyền không? Yên tĩnh? Chắn gió? Gần chỗ lạy? Ngoài con đường? Những cảm xúc tốt đẹp?

Chúng tôi sẽ đón nhận. Tất cả đều như nhau. Nó sẽ hủy hoại hoàn toàn và biến mất không quá lâu sau đó.

 

Và lúc này, một lời về Chúa trời.

Thiên chúa toàn năng , theo cách người theo đạo Cơ Đốc giáo gọi vị thần này, là Đế Thích, cũng còn được biết đến là Nhân Đà La (Indra), vị thần này là chủ của tầng trời thứ hai trong các tầng trời, tầng trời của cõi trời thứ ba mươi ba. Đế Thích không phải toàn năng. Các vị Bồ Tát, đại Bồ Tát, những người tu hành, vây quanh cung điện của thần Đế Thích trên trời và đức Phật giao cho thần Đế Thích một nhiệm vụ trong chúng hội của các bậc thánh hiền – đó không phải là một địa vị cao, mà tương tự như quyền lực của một công chứng viên. Vị trí của thần Đế Thích không phải là chuyên quyền – vị trí này luân chuyển và quý vị có thể làm thần Đế Thích trong một kiếp tương lai của mình nếu quý vị thật sự mong muốn điều đó. Khi còn ở trên thế gian, Đế Thích là một người phụ nữ đã làm nhiều việc thiện và đã trùng tu lại một ngôi chùa thờ Phật cùng với sự giúp đỡ của 32 người nữa. Bằng hành động chân thành đó, người phụ nữ ấy đã được tái sanh làm vua Đế Thích ở trên cõi trời của mình, tái sinh làm người nam.

Vị chúa trời Đế Thích hiện nay có rất nhiều quyền lực, có rất nhiều vợ và con trai, có tuổi thọ rất dài. Chúng tôi tán thán tên của vị Chúa trời hàng ngày trong những lời cầu nguyện: Nam mô Nhân Đà La Da. (1)

Vì vậy, Phật tử chấp nhận Chúa trời và cầu nguyện tới Ngài, trân trọng thành quả của vị ấy và một trong những kiếp sống trên con đường chúng ta đạt tới giác hành viên mãn, có thể sẽ đến lượt chúng ta trong vòng quay luân hồi trở lại làm Chúa trời toàn năng. Đạo Phật bao gồm tất cả. Đó là bài dạy về toàn thể vũ trụ. Đọc bộ kinh đó! Sống với Kinh đó!

Một số rất ít người phương Tây đã đọc Kinh Phật – sự giàu có của trí huệ tinh thần trong Kinh sẽ mang lại hòa bình, sức khỏe và hạnh phúc cho rất nhiều gia đình ngay hiện thời. Giờ đây, các cuốn Kinh này đang hiện hữu.

Khi mọi người tu Đạo, Kinh sẽ đi vào đời sống – chúng sẽ như là những bản đồ chỉ đường và sách hướng dẫn. Hành giả đọc Kinh không phải như là một bổn phận, nhưng giống như kẻ khát uống nước, như người lạc trong rừng rậm đi theo con đường lớn tới nơi an toàn.

Chúng tôi nói, “Thật là một tạng Kinh vĩ đại làm sao! Giờ thì mình có nó rồi! Cái đoạn đó đã làm tôi khó hiểu trong nhiều năm!” Tại sao giờ đây nó lại đầy ý nghĩa như thế? Bời vì các nguyên tắc mà Kinh mô tả đến đang bắt đầu hiển hiện rõ bên trong như thể công việc của sự tu hành đang dọn sạch cỏ dại ra khỏi ra khỏi bản tánh.

 

Thành phố Carpenteria.

Trong khi đang lạy, tôi nhìn thấy một thoáng cha tôi nằm trên giường bệnh ở bệnh viện Ann Arbor – ánh sáng của ông đi mất, miệng mở ra, lạnh ngắt.

Một đôi diều hâu to lớn, duyên dáng đứng trên cao, bên trên cánh đồng đã cày xong. Chúng sải cánh, quạt mạnh và quan sát vùng đất phía dưới. Đôi cánh đen có sọc của chúng vẽ thành một bản kinh không lời trên nền trời xanh thẳm. Bám vào một cơn gió, chúng chuyển độ cao và liệng xuống cơn gió, dễ dàng, không đau khổ, tự do khỏi thế gian.

 

Ghi chú:

(1) Nam mô Nhân Đà La Da: Câu trong bài chú Lăng Nghiêm chư Tăng Ni thường tụng mỗi ngày. Trong bài giảng: Giải Thích Sơ Lược Về Bài Tựa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm http://www.dharmasite.net/KinhHoaNghiem_GiaiThichSoLuocBaiTua.htm , Hòa Thượng Tuyên Hóa có đề cập:

Pháp Giới chư thiên: Người bình thường không biết Phật Pháp cho rằng sanh thiên là cực điểm. “A! sanh về thiên đường, được gần gũi với Chúa Trời.” Thật ra vị chúa trời này cũng chỉ là một vị thần bảo hộ của Phật Pháp (hộ Pháp). Đừng nói ông không lớn lao gì, mà ngay cả chỗ ngồi cũng không có, thậm chí còn phải đứng nữa. Có người nói: “tôi không tin Chúa Trời lại đứng bên chỗ Đức Phật.” Quý vị không tin ư! Vậy quý vị cứ thử xem. Quý vị tin Chúa Trời của quý vị đi, đừng tin Phật làm gì, điều đó cũng chẳng sao đâu.

Vì lẽ, người không hiểu Phật Pháp họ luôn quan niệm Chúa Trời là đấng tối cao. Thật ra trong Phật Giáo, vị Chúa Trời này là một vị quan cai quản dưới đất. Ông được phái trông coi thần dân trăm họ. Ông nói ta là cao nhất, trên thế giới này không ai lớn hơn ta. Ta cai quản các ngươi, các ngươi phải tuân theo mệnh lệnh của ta. Bởi vì ông ta là viên quan trông coi đất đai ở nhà quê, nên những người dân quê này không biết văn hóa là gì, cũng không biết Phật Pháp là gì, lại còn mù chữ, cho nên khi nghe sự điều khiển của viên quan bảo hộ này bèn bảo nhau rằng “Ông ta là chúa của mình, chúng ta nên thường xuyên gần gũi vị chủ quản này.”

Vị quan bảo hộ này có khi một mình đi thăm Thị Trưởng, gặp Thị Trưởng ông phải nghiêng mình cúi đầu chào hỏi. Vì không ai thấy cảnh tượng này nên bà con dân chúng cũng không biết còn có Thị Trưởng quản lý cả ông nữa. Giả như ông đi thăm Tổng Thống, thế thì ông càng phải lịch sự hơn, Tổng Thống bảo: “Ông ngồi đi!”.

“Dạ, không cần đâu! Tôi đứng ở đây cũng được, tôi đứng đã cảm thấy vinh hạnh lắm rồi”. Ông ta là như vậy.

Trong chú Lăng Nghiêm có câu thế này “ Nam mô nhân đà la da”. Nhân đà la da chính là vị chúa trời này vậy. Cho nên quý vị phải nhận rõ diện mạo của ông ta. Sau này nếu có gặp Nhân-đà-la (Indra), nếu ông ấy nói tôi là Vua Nhân-đà-la, quý vị hỏi thử xem:

“Ngài chính là Chúa Trời phải không?”

Chắc chắn nét mặt ông sẽ đỏ lên và nói: “Đúng vậy, đúng vậy!”

Pháp Giới của chư thiên cũng có vô lượng vô biên, không phải chỉ có một chúa trời mà là rất nhiều. Vị chúa trời này đời trước vốn là thân người nữ, vì nhờ có ba mươi hai người nữ giúp cô tạo tượng Phật, đắp vàng lên tượng, thếp vàng vào thân tượng, sau đó được phước báo sanh làm chúa trời. Đó là một câu chuyện lâu xa về trước truyền cho đến ngày nay, cô vẫn được làm chúa trời. Vậy lâu là lâu bao nhiêu? Có mấy ngàn vạn năm về trước, không tính xuể. Quý vị đừng giống như một nhà sử học, nhất định phải truy cứu, nghiên cứu xem coi có bằng chứng nào? Chẳng có chứng cứ nào! Đây chẳng qua là bây giờ tôi giảng cho quý vị nghe vậy thôi. Quý vị không tin ư? Không tin cũng chẳng sao, tôi cũng không vì thế mà buồn phiền gì. Vì sao? Vì quý vị tin, thì chúa trời cũng là chúa trời; quý vị không tin, Phật cũng là Phật, chẳng thêm bớt gì đâu!

Pháp Giới chư thiên có rất nhiều, không thể đếm xiết.

Trong quyển Hư Vân Hòa Thượng Họa Truyện bai http://www.dharmasite.net/HuVanHoaThuongHoaTruyen/109.htm Hòa Thượng Tuyên Hóa cũng đề cập: Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức vua Nhân Đà La (Indra hay vua Đế Thích).