Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Về Những Sự Kiện Kỳ Diệu

Không chỉ có Bồ Đề Đạo tràng nơi Đức Phật đã Giác ngộ là không thể nghĩ bàn, mà chính Đạo Tràng này nơi chúng ta đang giảng giải Kinh Hoa Nghiêm đây cũng không thể nghĩ bàn, nơi đây diễn ra đủ loại sự kiện. Nhiều ngày trước, một “người đá”  đã đến đây nghe giảng Kinh. Có thể một ngày nào đó sẽ có “người gỗ” xuất hiện cũng nên. “Người đá” này đã ở đây vài ngày, nhưng không ai nhận ra ông ta. Trước khi ông ta đến, có một con ma tới – một trường hợp không thể nghĩ bàn. Nó không phải là một con ma tốt, mà nó thích ăn mọi thứ, đặc biệt là táo. Đó quả là một điều kỳ diệu. Tôi không đùa đâu. Khi quý vị gặp một ai đó mà không nhận ra, thì ông ta/hoặc cô ta rất có thể là Bồ tát hoặc Chư Phật hoặc A la hán. Hoặc người đó cũng có thể là ma, quỷ hay ác quỷ - điều này cũng không chắc. Nói chung, mọi điều này đều là có thể...

10-03-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Hồi Tưởng Về Việc Từ Bỏ Cuộc Sống Tại Gia Và Bước Vào Cuộc Đời Tu Sĩ Của Tôi

Kính thưa Hòa Thượng, Chư Phật, Chư Bồ Tát, Các Pháp Sư và các Bạn Đạo ... Tôi là Cận Khai, đến đây để thực tập nói chuyện với đại chúng. Xin vui lòng tha thứ cho tôi các lỗi lầm và những điều gì nói ra không phù hợp với Pháp. Trong khi xem buổi lễ xuất gia gần đây tại Chánh điện, tôi nhớ lại việc từ bỏ cuộc sống tại gia và bước vào đời sống tu sĩ của chính mình. Tôi nhớ cái cảm giác hơi kinh ngạc rằng ngay cả mình lại được cứu xét xem là một ứng viên phù hợp cho cuộc sống tu sĩ, vì tôi chỉ là một người mới đến và không biết gì về Phật giáo...

10-03-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Việc Cần Chú Ý Đến Thức Ăn

..Nếu quý vị ăn nhiều thì sẽ có nhiều sức để tu hành và cũng sẽ càng trở nên có khả năng hơn để nhập Tam Muội (Định). Tuy nhiên những thức ăn dành cho những người tu hành chúng ta không nên quá ngon. Tôi đã cảnh báo cô Wang là không nên làm những món ăn quá ngon, quá tuyệt hảo vì tôi sợ các đệ tử tôi ăn quá nhiều đến bể bụng. Lúc đó không những không có công đức mà người thí chủ còn tạo tội nữa...

10-03-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Lời Hướng Dẫn Nhẹ Nhàng Cho Những Người Cư Sĩ

Trong thời gian gần đây, chúng ta đã có nhiều vị khách viếng thăm, trong đó có con trai của Quả Man, người con rể và một số thân nhân trong gia đình. Có họ đến thăm thật là thú vị nhưng đáng tiếc, ngày mai họ sẽ ra về. Tôi hy vọng họ có thể ở lại dự lễ khai quang nhưng họ có công chuyện gấp phải làm tại Á-căn-đình (Argentina)...

10-03-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Phóng Sanh

Vào ngày thứ bảy, 12 tháng Tư năm 1975, lúc 6:50 sáng, Tăng đoàn và cư sĩ Phật giáo tại Kim Sơn Thánh Tự đưa vào thùng hơn một trăm con rùa biển đã được mua từ chợ bán thịt nơi mà chúng sẽ bị giết để ăn. Đoàn xe chở tín đồ Phật giáo và rùa sau đó lên xa lộ 101 đến Vịnh Tamalas nơi Hòa Thượng Trụ Trì của Kim Sơn Thánh Tự huớng dẫn tứ chúng đạo tràng trong buổi lễ "Phóng Sanh" thật cảm động. Trong buổi lễ rùa được quy y và được tuyên bố là đệ tử của Phật, thừa nhận sự thực rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và có thể trở thành Phật...

10-03-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Trích Từ Buổi Vấn Đáp Của Nhóm Phiên Dịch Ngôn Ngữ Tây Ban Nha Với Pháp Sư Hằng Trì

Nhóm phiên dịch ngôn ngữ Tây-ban-nha bao gồm nhiều thành viên từ các nước Ecuador, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình và Venezuela. Ngày hôm đó có 7 người tham dự trực tuyến online và có 5 người có mặt trong phòng thư viện. Tỳ Kheo Ni Cận Đăng là người điều hợp chương trình tại thư viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới và giúp phiên dịch.

10-03-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp, Tin Tức|

Nhất Tâm Đảnh Lễ Vạn Phật Thánh Thành -Quyển 2

Ba bước, một lạy - ba bước dọc theo cạnh xa lộ, rồi lạy một lạy xuống đất; đầu gối, cùi chỏ, bàn tay, trán đều chạm đất, rồi đứng lên, chắp tay, bước thêm ba bước, rồi lại lạy thêm một lạy. Hết giờ này sang giờ khác, ngày này sang ngày khác, trong hai năm rưỡi, họ hành hương lễ lạy theo cách đó. Tại Trung Hoa, những Phật tử thành tâm có những lúc thực hành công việc khó khăn có tính cách cầu nguyện là ba bước một lạy trong vài trăm thước cuối cùng trước khi đến một nơi thánh địa. Nhưng đây là California, và hai tăng sĩ hành hương này là người Mỹ trẻ tuổi. Mặc áo tràng và giới y, không mang tiền bạc, không trang bị gì ngoài kỷ luật và lòng thành kính, họ đã đi bộ và lạy 800 dặm (1) dọc theo vệ đường nhỏ hẹp của Xa Lộ Ven Biển Thái Bình Dương. Mỗi ngày tiến triển một dặm, họ lạy từ trung tâm thành phố Los Angeles về phía bắc dọc theo bờ biển, xuyên qua Thành phố Santa Barbara và dọc theo vùng Big Sur, xuyên qua thành phố San Francisco và qua cầu Cựu Kim Sơn, rồi lạy xa thêm 100 dặm (2) về phía Bắc để đến Vạn Phật Thánh Thành, một trung tâm giáo dục và tôn giáo vừa được thành lập taị quận hạt Mendocino. Khi lễ lạy, họ cầu nguyện thế giới không còn thiên tai, tai họa và chiến tranh...

06-15-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về việc tự mình dụng công tu hành

...Tất cả quý vị nên tự mình dụng công tu hành thật chăm chỉ, đừng trông chờ sự giúp đỡ của ai khác. Đừng nghĩ rằng chỉ vì tôi không tham dự khóa tu thì quý vị mất đi cái gì đó. Cho dù tôi có ở đây hay không cũng đều như nhau. Quý vị nên hiểu đạo lý này...

06-15-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Như Thị

Nhân Dịp Lễ Kỹ Niệm Lão Hòa Thượng Tuyên Hoá Nhập Niết Bàn Nhớ Lại Nhân Duyên "Như Thị" Với Hư Công BDH xin kính đăng một đoạn Cố Lão Hòa Thượng hồi ức nhân [...]

06-02-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

TỌA THIỀN KHAI THỊ

Tham thiền là pháp môn ấn tâm vi diệu do đức Thích Ca thân truyền tại đỉnh Linh Sơn. Dạo ấy, đức Phật cầm một cành hoa trong tay và đưa lên, miệng mỉm cười. Không ai trong pháp hội hiểu đặng ý Phật, duy chỉ có ngài Ma Ha Ca-Diếp minh bạch ý chỉ của Phật. Ngài liền mỉm cười. Đây là lần đầu tiên pháp môn “dĩ tâm ấn tâm” được truyền và  từ đó, pháp môn ấy được các vị Tổ truyền thừa cho các thế hệ tiếp nối...

06-02-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Điều Thiết Yếu Khi Niệm Phật

Pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ nguyên là việc trọng đại liễu sanh thoát tử nên nói niệm Phật liễu sanh tử. Nay kẻ phát tâm vì muốn liễu sanh tử do đó mà niệm Phật.   Song nếu không biết gốc của sanh tử ở đâu thì tâm niệm hướng vào đâu mà tu? Nếu cái tâm dùng niệm Phật, không thể chặt phăng được gốc rễ sanh tử thì làm sao giải thoát tử sanh? Đâu là gốc sanh tử? ..

06-02-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM VĂN

Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay vềø giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha, tâm tự lợi lợi tha. "Bồ đề" là tiếng Phạn, dịch là "giác đạo". Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõ đạo, mới có thể tu hành ; nếu không hiểu đạo, thì không thể tu hành. Thường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộn, vị trí đảo ngược. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chánh ;

06-02-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Sám Hối Nghiệp Chướng

Hỏi: Nhà Nho nói nhân ( ) và nhà Phật nói từ bi ( ). Các từ ngữ này có quan hệ với nhau ra sao?

Ðáp: Nhân là lòng thương người, thương vật. Từ bi thì rộng nghĩa hơn; có lòng từ mẫn ngay với người không có duyên (affinity) với mình, đó là đại từ; xem mọi người cùng một thể, đó là đại bi.

Cho nên, từ bi bao hàm lòng nhân ở trong đó. Nhân còn gọi là "thiện chủng tử," nghĩa là hạt giống lành không ngừng sanh trưởng trong trời đất. Nhân cũng được gọi là "Phật Giới chủng tử," tức là hạt giống của Giới Luật nhà Phật.

06-02-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Hư Vân Hòa Thượng-Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm cảm tác

Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy,
Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam.
Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan
Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
Quán Âm Tự, cùng phu nhân lễ bái
Dâng tấc lòng chí thiết trọn niềm tin
Dây nhân duyên se kết mối thâm tình
.....

06-02-2016|Categories: Giới Thiệu, Khai Thị, Phật Pháp|

Đại Bi Chú Cú Giải

Chú Ðại Bi bao gồm 84 câu và đã được Lão Hòa Thượng lược giải; chúng tôi sẽ lần lượt đăng lên báo với ước nguyện rằng nhiều người sẽ nhận chân Chú Ðại Bi. Hiện tại là thời kỳ "đấu tranh kiên cố", thế giới không an lành, đầy hiểm họa chiến tranh & tai ách, ngưỡng mong nhiều người hơn, nhất là những người con Phật, phát tâm trì tụng Chú Ðại Bi cầu nguyện cho thế giới được an lành, cho người người được an lạc. Ngưỡng nguyện chú lực sẽ vãn hồi kiếp vận và khai phát lòng từ bi sẳn có của mỗi chúng ta...

06-02-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|

Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh

Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: "Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng" (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể! Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh.

06-02-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|
Go to Top