Khai Thị

Khai Thị2016-11-02T04:55:17-07:00

Về sự đón tiếp các vị khách tăng tại phi trường

...Tôi mong là sẽ có nhiều người đến đó chào đón vị pháp sư này. Khi tôi đến New York vào mùa Xuân vừa rồi thì không có ai ra đón tôi tại phi trường. Quả Tucó hỏi tôi là: “Sao không có thầy nào ra chào mừng Sư phụ cả?”. Lý do không có ai chào đón tôi là vì trong quá khứ tôi đã từng không nghênh tiếp người khác.

Sáu đại tông chỉ là  pháp môn Tâm Địa

Đối với chúng ta, những người xuất gia theo Hòa Thượng tu hành, tâm ô trược của chúng ta đều được Ngài thanh lọc. Ngài mang đến cho thế gian này sáu đại tông chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Sáu tông chỉ này là pháp môn Tâm Địa ; có thể khiến tâm chúng ta được thanh tịnh và sáng suốt. Đó là hạnh bố thí ba-la-mật của bồ-tát.

Kho Pháp Bảo Vô Tận

Vào năm 1989, ở Đài Loan có rất nhiều người đầu cơ vào thị trường chứng khoán và chơi xổ số. Khi Hòa Thượng bước xuống máy bay sau chuyến đi đến Đài Loan để chủ trì Pháp Hội Đại Bi Quan Âm Hộ Quốc Tiêu Tai, Ngài nói “Tôi đã sẵn sàng chết đói tại Đài Loan. Tôi nguyện hồi hướng công đức tới người dân Đài Loan, nguyện gánh chịu khổ đau của họ về mình”.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Thứ Tư THẾ GIỚI THÀNH TỰU

Thế là chỉ về ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Giới là một không gian, một nơi chốn có giới tuyến, có giới hạn. Vì không gian này, nơi chốn này có giới tuyến có giới hạn và phương hướng được phân biệt, cho nên còn được gọi là phương giới hay phương phân. Thế giới này được thành tựu như thế nào?

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Lạm Bàn Đầu Kinh

Khi giảng kinh, có người giải thích Ngũ thời Bát giáo theo quan điểm tông Thiên Thai, có người giải thích theo tông Hiền Thủ. Theo Trí Giả đại sư, người sáng lập ra tông Thiên Thai đem một đời giáo hóa của đức Như Lai chia làm “Ngũ thời Bát giáo”; dùng “Ngũ thời” để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời là thời Hoa Nghiêm, thời A Hàm, thời Phương Đẳng, thời Bát Nhã, thời Pháp Hoa và Niết Bàn.

Tướng Trạng Của Tâm

Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phần Tựa

Bộ Kinh Hoa Nghiêm này chính là kinh của Pháp Giới, cũng chính là kinh của Hư Không. Tận cõi hư không cùng khắp Pháp Giới, không một nơi nào chẳng phải là trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm. Mà trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm chính là trú xứ của Phật cũng chính là trú xứ của Pháp, cũng chính là trú xứ của Hiền Thánh Tăng, cho nên khi Phật mới thành Chánh Giác, liền nói bộ Kinh Hoa Nghiêm này giáo hóa tất cả Pháp thân Bồ Tát.

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Phẩm Tựa

“Tôi nghe như vầy”: như vầy là “tín thành tựu”; tôi nghe là “văn thành tựu”. Pháp như vầy mới có thể tin, pháp không như vầy thì không thể tin; cho nên “như vầy” chính là “tín thành tựu”. Phàm những kinh điển Phật nói đều có sáu loại thành tựu, đó là: tín thành tựu, văn thành tựu, thời thành tựu, chủ thành tựu, xứ thành tựu và chúng thành tựu.

Phật Tổ Đạo Ảnh

Tượng vẽ truyền qua theo bạch mã
Cố cung còn nhớ ngắm linh hình
Nay đốt nhang thơm thân đảnh lễ
Thiên nhan rạng rỡ mắt tinh anh.

Khai Thị Quyển Sáu-Phần 2

Người thế gian nói lời giả dối thì nhiều, nói lời chân thật thì ít. Cũng như có nhiều người nói dối, và ít có người nói thật. Quý vị thử nghiên cứu xem, tại sao lại có tình trạng như vậy? Tại sao người ta học tánh không thật thà? Tại sao ở đâu họ cũng muốn nói dối? Tại sao người ta thích nói láo, mà không thích nói thật? Bởi trên đời nầy, ít người chân thật, lại nhiều kẻ giả dối; kẻ đạo đức giả thì nhiều, người thành thật thì rất ít.

Khai Thị Quyển Sáu

hật quang phổ chiếu là ánh sáng trí huệ Phật, chiếu tỏa đến tất cả tâm chúng sanh. Là chiếu cho tâm chúng sanh sáng lên, để tiêu diệt hết tham sân si. Là chiếu cho đen tối trở thành trong sáng, để tiêu trừ tám vạn bốn ngàn tập khí, thói hư tật xấu. Chúng ta học Phật là trừ bỏ tham sân si và không còn chấp trước. Vì sao chúng ta không thấy được ánh sáng Phật? Chúng ta nghiên cứu Phật pháp để khai mở trí huệ, vậy đó không phải là được ánh sáng của Phật sao?

Kệ thỉnh chuyển pháp luân

Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy, Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng: Nhĩ thời, Phổ Hiền Bồ-tát Ma-ha-tát dục trùng tuyên thử nghĩa, phổ quán thập phương nhi thuyết kệ ngôn: Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy: Ngay lúc ấy đại Bồ-tát Phổ Hiền muốn nói rõ lại ý nghĩa trên. Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng”: Ngài liền quán sát căn tính và nhân duyên của chúng sinh khắp mười phương và tuyên nói kệ. Quý vị xem, Bồ-tát Phổ Hiền rất từ bi với chúng ta, vì sợ chúng ta còn chưa  rõ được ý nghĩa trong kinh văn nên Ngài nói tiếp kệ tụng để thuyết minh thêm một lần nữa.

Về Tánh Kiêu Ngạo Tệ Hại

Vào thứ năm, chúng tôi đã định bay từ Montreal đến New York. Nhưng máy bay đã cất cánh mà không có chúng tôi vì chúng tôi đã bị lỡ. Lý do là vì Guo Hu lo rằng sẽ không có đủ thức ăn để ăn, cho nên ông ta muốn ăn trước khi lên máy bay. Tôi cũng nghĩ chúng tôi sẽ không được ăn bao nhiêu  trên máy bay, biết ông ta lo lắng chuyện  thức ăn như thế nào nên tôi đồng ý rằng chúng tôi dùng bữa trưa khi vẫn ở Canada.

Về Việc Giống Như Nước, Đừng  Như Nước Đá

Khi nghe người khác nói về điều gì, tốt nhất là không nên nổi sân. Quý vị chưa có ai đạt tới trình độ đó cả, nhưng quý vị có thể học dần dần. Mỗi người nên thực tập an lạc và hòa hợp – nghĩa là không sân hận.

Về Việc Chấp Nhận Sửa Sai

Đúng vậy, tôi nên trích dẫn nguyên văn “Chúng sanh nghe rồi phiền não tiêu tan ”. Nếu quý vị không lên tiếng thì tôi đã tiếp tục bài giảng.  Các vị sữa sai cho tôi là đúng. Bây giờ chúng ta nên tự hỏi mình có là chúng sanh hay không. Nếu có thì hãy làm theo đoạn kinh văn dưới đây.

Về Việc Các Đệ Tử Học Những Gì Họ Nên Học

Trong mối quan hệ sư phụ - đệ tử, quan trọng  là những đệ tử xuất sắc, chứ không phải là một vị thầy xuất sắc. Các vị đệ tử sẽ thành Phật trong tương lai, nhưng thầy của quý vị có lẽ sẽ trở lại làm ma quỷ, quay lại để chịu khổ theo con đường ngạ quỷ! Vì vậy quý vị không nên bắt chước sư phụ mình, thay vào đó hãy học những gì cần phải học.

Về  Việc Không Chịu Học và Quấy  Rầy Người Khác

Về cơ bản, quý vị hầu như không biết  gì cả, quý vị là người ở bên ngoài. Mới thọ giới được vài ngày mà quý vị đã bắt đầu nghỉ rằng mình là tổ sư rồi. Thật buồn cười! Từ nay trở đi, không một đệ tử nào của tôi được phép cẩu thả nổi sân hay phiền não. Bất luận là tu sĩ hay cư sĩ, quý vị cũng không được phép gây phiền não cho người khác. Nếu quý vị cản trở việc tu hành của người khác, tôi sẽ không công nhận quý vị là đệ tử của tôi nữa

Thầy Hằng Định: Đạo Nghiệp Tinh Tấn Sinh Hoạt Đạm Bạc

Núi Chung Nam (Chung Nam Sơn) – Lần đầu tiên tôi nghe tên núi này là từ Thầy Hằng Định. Thầy thường nói với tôi rằng Thầy muốn đến đó tu Đạo. Tuy nhiên lúc đó tôi còn quá nhỏ để thật sự hiểu rõ lý do vì sao Thầy muốn tu hành tại một nơi xa xôi như vậy....

Suy Ngẫm: Những Bài Học Hòa Thượng Đã Dạy Tôi Vào Mùa Hè Tôi Tự Làm Khu Vườn Của Mình

Dĩ nhiên chúng ta đều khôn ngoan hơn sau khi chuyện đã xảy ra. Nhưng tôi đã cần một thời gian dài để đúc kết được những bài học tôi học được vào mùa hè năm đó. Bài học đã được Hòa Thượng chỉ dạy, nhưng không phải sự chỉ dạy ban đầu nào cũng được ý thức đầy đủ cho đến khi sự thật hiển nhiên dần được thực tế minh định đến kinh ngạc.

Trong tất cả giáo pháp mà Đức Phật đã giảng, điều quan trọng nhất là giới luật

Có những Tôn giáo có truyền thống lâu đời và cũng có những tôn giáo thời trang. Có ít người đặt hết niềm tin vào tôn giáo có truyền thống lâu đời. Nhưng lại có nhiều người đuổi theo một cách điên cuồng những hiện tượng tôn giáo thời trang. Trong tất cả giáo pháp mà Đức Phật đã giảng, điều quan trọng nhất là giới luật. Ngày nay một số người xem đạo Phật là lỗi thời xưa cũ, và họ muốn tìm kiếm một tôn giáo có vẻ thời thượng hơn. Cuộc tìm kiếm của họ đã đưa họ đến ngay hang ổ của ma vương. Không có một giáo phái nào thuộc bàng môn tả đạo mà thoát khỏi được tham dục, lòng tham vô độ không biết nhàm chán, lòng tham lợi dưỡng làm tổn hại kẻ khác để mưu lợi cho riêng mình.

Khai Thị Về Ái Dục

Nên biết ái dục là gốc rễ của sanh tử. Chúng sanh chịu khổ trong vòng luân hồi đều là do lòng ái dục mà ra. Truy cho cùng gốc ái dục thì nào phải chỉ mới có trong đời này, hay đã có từ 2, 3, 4 kiếp trước đâu. Nó đã có từ vô thỉ kiếp, khi sanh tử mới bắt đầu vậy. Đời đời kiếp kiếp, bỏ thân này sanh thân kia, đều do ái dục làm cho luân chuyển. Chỉ đến ngày nay, thử hỏi mình đã có một mảy may ý nghĩ tạm rời cái gốc rễ ái dục này chưa? Bởi cái hột giống, cái gốc rễ ái dục quá sâu dầy, nên sanh tử cứ vô cùng vô tận.

Sai Một Ly – Đi Một Dặm

Chúng ta cần phải rất cẩn trọng trong mọi phương diện. Người xưa có câu :

“Sai chi ti hào, mậu chi thiên lý [1] ” 
Chỉ sai sót trong đường tơ kẽ tóc, sẽ lầm lạc đến ngàn dặm đường.

Ít phép lạ, nhiều quán chiếu

Tôi muốn nói thẳng về những người thích dự đoán thiên tai, và tôi muốn nói những người Phật tử. Một chuỗi thư email gởi khắp cảnh báo những người thiếu cảnh giác rằng bởi vì nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 22 tháng Bảy, do vậy chắc chắn sẽ có một trận động đất và sóng thần trong khu vực các đại dương vùng Đông Nam Á (1). Lời cảnh báo nói rằng nhật thực toàn phần sẽ làm mất ổn định bốn tấm kiến tạo địa chất hội tụ trong và chung quanh vùng lục địa nhỏ Ấn Độ.

Go to Top