Khai Thị

Khai Thị2016-11-02T04:55:17-07:00

Thiền sư Pháp Trì tại núi Ngưu Đầu đời thứ 35 (bản PDF)

Thiền sư họ Trương, người Giang Ninh, Nhuận Châu. Từ bé đã xuất gia, năm ngài 30 tuổi đi du phương đến đạo tràng Huỳnh Mai, nương theo Tổ Hoằng Nhẫn nghe kinh học pháp, khai mở tâm tánh. Sau đó gặp được Thiền sư Phương ấn chứng. Đến lúc Tổ Hoằng Nhẫn tịch diệt, ngài nói với đệ tử tên là Huyền Trách rằng: “sau này có 10 người nối truyền và hoằng dương giáo pháp của ta, trong đó Thiền sư Pháp Trì tại Kim Lăng là một trong những vị ấy”...

Thiền sư Pháp Trì tại núi Ngưu Đầu đời thứ 35

Thiền sư họ Trương, người Giang Ninh, Nhuận Châu. Từ bé đã xuất gia, năm ngài 30 tuổi đi du phương đến đạo tràng Huỳnh Mai, nương theo Tổ Hoằng Nhẫn nghe kinh học pháp, khai mở tâm tánh. Sau đó gặp được Thiền sư Phương ấn chứng. Đến lúc Tổ Hoằng Nhẫn tịch diệt, ngài nói với đệ tử tên là Huyền Trách rằng: “sau này có 10 người nối truyền và hoằng dương giáo pháp của ta, trong đó Thiền sư Pháp Trì tại Kim Lăng là một trong những vị ấy”. Vào niên hiệu Trường An năm thứ 2 đời Đường, Thiền sư Pháp Trì viên tịch tại viện Vô Thường, chùa Diên Tộ, huyện Kim Lăng, lúc sắp viên tịch Thiền sư đã căn dặn hàng môn đồ rằng, sau khi ngài viên tịch, đem thi hài của ngài để dưới gốc cây tùng, để bố thí cho các loài chim thú ăn...

Về việc xem xét Năm Thứ Ngăn Che (Ngũ Cái)

...Ánh sáng trí tuệ của chúng ta khởi thủy chiếu ngập tràn trời đất, rọi chiếu khắp Pháp Giới. Nhưng vấn đề là có một cái thùng đen không có chút ánh sáng nào bên trong, vì nó bị cái nắp đậy kín, như cái tách trà này. Những điều tôi nói khi đang giảng kinh có những chỗ giảng không đúng, vì vậy nếu ai biết cách giải thích đúng, nhớ hướng dẫn cho tôi sau đó, vì tôi không biết là tôi đã nói đúng hay không. Tất cả quý vị đều là những Thiện tri thức. Quý vị có thể nói cho tôi biết vào tối mai. Hãy nói thẳng với tôi, đừng nói sau lưng tôi nhé.

Về Việc Niệm Phật

...Trong thời gian bảy ngày này, quý vị có thể niệm với "nhất tâm bất loạn" và có thể đạt được Niệm Phật Tam Muội , do đó tạo khả năng cho đại trí huệ của quý vị được khai mở...

Về Sự Linh Nghiệm của Chú Lăng Nghiêm

...Sau buổi lễ, tôi sẽ giải thích về thần lực của đọan chú này cho quý vị. Khi chúng ta tụng chú Lăng Nghiêm, một lọng báu (bảo cái) và lọng mây (vân cái) sẽ xuất hiện bên trên đầu; đó là một cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Về Nghi Thức Phát Nguyện

Hòa Thượng khuyến khích các đệ tử của Ngài, bất luận là tu sĩ hay cư sĩ, hãy phát nguyện công khai.

LĂNG NGHIÊM CHÚ SỚ LƯỢC GIẢNG

Nhân duyên Ðức Phật thuyết kinh Lăng Nghiêm là vì A Nan bị Ma Ðăng Già Nữ dùng tà chú Tiên Phạm thiên mê hoặc, nhiếp dẫn vào nhà dâm, dựa kề vuốt ve, làm cho A Nan sắp bị hủy hoại giới thể. Ðức Phật sai Bồ tát Văn Thù đem chú đến cứu hộ, dắt A Nan về chỗ Phật. Vì thế nên biết Chú Lăng Nghiêm là chủ thể của Kinh Lăng Nghiêm. Nếu không có chú Lăng Nghiêm, thì không có Kinh Lăng Nghiêm. Mà Charles Luk khi phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm ra tiếng Anh, lại võ đoán bỏ đi phần chú Lăng Nghiêm cùng với phần kiến lập thiết trí đạo tràng, nói người Tây phương đối với chú không có gì hứng thú. Ðiều này thật là hoàn toàn sai lầm. Thật như rằng lấy tai thay mắt (đối với vự việc chỉ nghe người ta nói liền tin theo mà không chịu phân tích, xét đoán), giống như thằng mù dẫn thằng đui, người ta nói sao mình cũng tào lao làm bậy theo, thật là vô tri ngu dốt, đáng thương vô cùng, đáng hổ thẹn biết bao. Ðã không thỉnh giáo với các bậc Thiện trí thức, lại lấy ý kiến nông cạn hẹp hòi của riêng mình, độc tài Kinh nghĩa, không sợ quả báo, gan to tầy trời, mà những người không hiểu biết lại a dua theo đó. Lại có những quyến thuộc của ma vương, vô cùng khiếp sợ chân lý của Kinh Lăng Nghiêm phá tà hiển chánh, thanh tịnh minh hối, chuyển mê về ngộ.

LĂNG NGHIÊM CHÚ SỚ LƯỢC GIẢNG – (Phần Chú)

Nam mô có nghĩa là con nay kính lễ. Tát đát tha có nghĩa là quy mệnh tất cả Như Lai Ứng Cúng Chánh đẳng Chánh giác. Chân ngôn tập trước nói : Cúi đầu đảnh lễ đảnh Phật lớn quang minh , Như Lai Vạn hạnh thủ Lăng Nghiêm, nếu người chí tâm năng trì tụng, tất cả sở cầu đều viên mãn...

Về việc niệm và xướng tụng

Niệm Phật cũng như thế; xướng tụng cũng như thế. Khi xướng tụng, người xướng tụng cảm thấy an lạc hơn như lên cõi tiên, như thành thần tiên. Niệm Phật giống như Đức Phật đang hiện thân ra trước mặt. Niệm Phật nên như thế, không nên cứng ngắc và vô hồn, âm thanh không có âm lượng. Niệm chậm một chút cũng được nhưng đừng quá đờ đẫn không có sức sống. Tôi muốn đề cập điều này từ lâu nhưng cho đến hôm nay mới nói.

Về việc học các nghi lễ

Bắt đầu ngày mai, Pháp Sư Huệ Tăng sẽ đến dạy nghi thức cho việc giảng kinh. Bất cứ ai muốn học thì nên học thật nghiêm túc và không được cẩu thả. Quý vị có thể học cho thành thạo nghi thức đó mà không dùng đến; nhưng đừng để xảy ra trường hợp là khi cần dùng đến mà quý vị lại không biết làm như thế nào.

Về việc hăng hái cùng làm khi có việc cần làm

Sáng nay tôi khá đau lòng bởi vì các cư sĩ từ tu viện của chúng ta đều đến rất trễ. Nhiều người khác đã đến, trong khi một số người thường lui tới tu viện chúng ta lại đến trễ. Mỗi khi có sinh hoạt tại Bồ đề đạo tràng, mỗi cư sĩ hộ Pháp nên cố gắng là người đến sớm nhất. Mỗi khi quý vị thấy có việc cần làm tại Bồ đề đạo tràng, quý vị cần đến và tham gia.

Đạo Tràng Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm Hải Hội

Hôm nay sau buổi giảng kinh sẽ có một lớp học tiếng Hoa về bài luận văn do tôi viết, tựa là “Diễn Giải Tổng Quát Về Phái Mật Tông”. Phần lớn người ta ai cũng đều xem phái Mật Tông rất tuyệt. Thật tuyệt vời vì đó là một pháp môn bí mật! Hầu như những ai tu theo pháp môn Mật Tông đều ích kỷ bởi thái độ muốn giấu pháp, không cho người khác biết. Quý vị nên biết nguyên tắc này – rằng đa số những kẻ theo Mật Tông đều ích kỷ và chỉ có một số ít là có tinh thần vị tha. Trước hết, đa số những kẻ theo phái Mật Tông đều ăn thịt và uống rượu. Họ nghĩ, “Thế này không tệ, mình có thể lấy vợ và cũng có thể thành Phật” – coi như là vừa có bánh và cũng vừa ăn nó luôn, nói nôm na là như thế.

Về bài Kệ Tiếng Chuông (Chung Thanh Kệ)

Chúng ta luôn tụng bài Kệ Tiếng Chuông (1) trước buổi giảng kinh. Khi quý vị tụng, các nốt nhạc nên được ngân nga càng dài càng tốt, và hay nhất là tụng với âm vang tròn đầy rõ ràng. Và cũng không tụng kệ Thỉnh Pháp quá nhanh. Thực ra quý vị nên tụng chậm rãi thay vì chỉ đọc, không giống như tiếng súng đại liên nổ như thể quý vị muốn đọc cho xong sớm.

Về việc thỉnh Pháp

Từ nay trở đi, mỗi lần một người có thể thỉnh Pháp. Quý vị có thể thay phiên nhau. Vì hiện nay chúng ta không có nhiều người nên chỉ cần một người là đủ. Khi có nhiều người hơn thì hai người có thể thỉnh pháp.  Không có điều gì là chắc chắn - đơn giản là theo con đường Trung Đạo.

Tam thập tam thế Ngưu Đầu Trí Nham Thiền Sư

Thiền sư Trí Nham họ Hoa, người Khúc Dương. Năm 20 tuổi trí tuệ và lòng dũng khí của ngài đã vượt bội mọi người. Ngài thân cao 7 thước 6. Vào đời nhà Tùy năm Đại Nghiệp, ngài vốn là một lang tướng, đã lập được nhiều chiến công. Đến đời nhà Đường năm Vũ Đức, ngài được 40 tuổi, bèn đi đến núi Hoãn Công thuộc huyện Thư Châu xin theo Thiền sư Bảo Nguyệt xuất gia tu học. Một hôm đang lúc ngồi tĩnh tọa, bỗng ngài trông thấy một vị Hòa thượng rất kỳ lạ, thân cao hơn một trượng, đến nói với ngài rằng: “ông đã xuất gia trong suốt 80 kiếp rồi, nay phải nên tinh tấn”. Nói xong Hòa thượng liền biến mất. Thiền sư Trí Nham ngồi nhập định trong động, nước trong núi bỗng dâng cao. Sau đó, ngài lại tìm đến tham bái Thiền sư Pháp Dung và đã phát minh được việc lớn.

Tam thập nhị thế Ngưu Đầu sơn Pháp Dung Thiền Sư

Thiền sư họ Vi, người Nhuận Châu. Năm 19 tuổi, ngài đến núi Mao cạo tóc xuất gia. Sau ngài dựng Thạch Thất ở phía Bắc của núi Ngưu Đầu, ngụ tại đó tĩnh tọa tu tập pháp quán tâm. Ngay lúc đó Tứ tổ Đạo Tín đi đến và hỏi: “người quán đó là ai? Tâm là vật gì?” Thiền sư không đáp, bèn mời Tổ vào trong am. Tổ nhìn thấy lang hổ vây quanh nên tỏ vẻ như hoảng sợ. Thiền sư hỏi: “Ngài cũng còn cái đó ư?” Tổ bước đến viết chữ Phật ngay trên tòa ngồi của Thiền sư, Thiền sư nhìn thấy sợ hãi không dám ngồi xuống. Tổ nói: “ông cũng còn cái đó ư?”

Go to Top